Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Hốc

Tên khoa học: Dendrocalamus hamiltonii Nees

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm hình thái:

Hốc là loài tre mọc cụm, có kích thước trung bình tới lớn, thân cao khoảng 12 – 15 m, có khi tới 20 m, đường kính 10 – 15 cm, khi còn non có màu xám trắng, khi trưởng thành chuyển thành màu xanh. Phần gốc thân thường không có cành, phía trên nhiều cành. Lóng dài 35 – 50 cm, vách thân dày 1,2 cm. Các đốt thân dưới có vòng mo rõ. Thân có lông tơ màu nâu.

Mo thân dài và cứng, thường nhẵn, không có lông, cụt đỉnh; kích thước biến động. Mo trên các thân to và dưới gốc có chiều dài 35 – 45 cm và rộng khoảng 20 cm.

Phiến mo hình trứng hoặc hình mác; tai mo nhỏ, không có lông.

Đặc điểm sinh học:

Lá có kích thước biến động, thường nhỏ trên các cành bên và lớn trên các cành mới. Các cành mới có phiến lá dài 20 – 30 cm (có khi tới trên 35 cm), rộng 3 – 4 cm, gốc lá tròn. Lưỡi lá dễ thấy, tai lá không có.

Được biết là loài có chu kỳ ra hoa khoảng 30 – 40 năm. Hốc ra hoa hàng loạt cả cụm rồi chết ngay sau khi kết hạt. Gần đây nhất là loài ra hoa vào năm 1981 – 1982 ở Assam và năm 1992 ở Punjab, ấn Độ.

Phân bố địa lý:

Mọc hoang trong rừng nhưng đôi khi được trồng trong các làng bản. Được nhân giống gây trồng dễ dàng bằng gốc hoặc hom cành. Được trồng để lấy thân và lấy măng.
Phân bố tự nhiên kéo dài từ vùng chân núi của dãy Himalaya (Nê-pan) tới bắc Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Giá Trị:

Thân thường được dùng để xây dựng nhà cửa, cầu cống tạm thời và nhiều dụng cụ gia dụng khác. Thân cây còn được chẻ để làm túi và chiếu. Măng non được sử dụng rộng rãi làm thực phẩm và lá còn được dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa có thông tin xác nhận là có phân bố tự nhiên trong tỉnh.

 

 

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
13
Hôm nay:
841
Tuần này:
1895
Tháng này:
14247
Năm 2024:
57843

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17