Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bướm Phượng hồng

Tên khoa học: Aristolochiae (Fabricius)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Bướm

Bộ: Cánh vẫy (tên khoa học là Lepidoptera)

Họ: Bướm phượng (tên khoa học là Papilionidae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn:http://www.malaeng.com


Mô tả:

Bướm đen với đầu đỏ, thân đỏ sẫm và đuôi hình thìa. Con đực và con cái tương đối giống nhau. Tuy nhiên, con cái có cánh rộng hơn và màu đỏ ở đầu, lưng, bụng sẫm hơn,những phần ở con đực là màu đen thì ở nó là mầu nâu xanh. Con đực: phần gốc cánh là màu đen, phần giữa cánh là các đường gân trắng sáng. Có đường viền ngoài và trong màu đen. Ở phần giữa cánh sau là các vệt trắng, phần gần mép ngoài có các đốm đỏ sẫm. Mặt dưới tương tự như mặt trên với màu đen và đỏ nổi bật hơn. Ở sát mép cánh sau có một vệt đỏ với màu giống như các đốm ở gần mép ngoài cánh. Và các đốm đỏ gần mép ngoài cánh cũng rất nổi bật.

Dễ nhận diện bởi thân, đầu có mầu hồng sậm, cánh trước hẹp. Một loài khác gần giống và cách bay cũng tương tự là Parides coon, phân biệt nhờ thân và các đốm ở cánh sau rất nhạt màu, gần như trắng, đuôi thắt lại thành cuống rất mảnh,cánh rất hẹp. Bướm đực và bướm cái giống nhau nhưng bướm cái lớn hơn.

Sải cánh : 80-100 mm.

Sinh thái:

Loài thích nghi với nhiều dạng môi trường, được tìm thấy ở những độ cao rất khác nhau từ 3000 fít đến trên 8000 fít, thậm chí ở cả những khu đô thị đông người. Đây là một loài rất phổ biến và dễ quan sát. Loài phổ biến ở khắp nơi, dễ quan sát và được những nhà tự nhiên nghiệp dư rất yêu thích để khám phá. Với những màu sắc đỏ nổi bật, nó cũng cảnh báo với những con ăn thịt chúng là chúng rất nguy hiểm và chúng có thể tiết ra chất độc để bảo vệ mình rất tốt. Chất độc này từ các cây thức ăn của chúng được tích tụ và ở cơ thể khi chúng ở giai đoạn sâu non. Nó tiết ra các chất với mùi hôi khó chịu khi muốn cảnh báo hơn nữa về tính thiếu hấp dẫn của chúng. Chính vì vậy mà chúng rất ít khi bị các loài khác tấn công, và vì thế nhiều loài đã chọn hình thái của chúng để bắt chước.

Chúng thường thích các cây cứt lợn, cúc vạn thọ tây, cúc zinnia, jatropha, cây ngọc nữ. Thỉnh thoảng chúng tới những mảng đất ẩm ướt, bay rất chậm, đường bay tương đối đơn giản và thẳng. Sâu ăn lá họ cây Phòng kỷ (Aristolochiaceae), họ dây leo có nhựa độc. Sâu và bướm có chất độc tích tụ trong cơ thể, khiến các động vật ăn côn trùng tránh chúng.

Màu sắc cảnh báo (đỏ hồng phối hợp với đen) thể hiện tính chất này. Phổ biển trong rừng. Cũng có thể gặp ở các thành phố. Loài này gặp ở những nơi có thảm thực vật thứ sinh và bị hấp dẫn bởi các loài hoa của các cây bụi và cỏ dại.

Chúng thường bay thấp và chậm, định hướng bởi các cây hoa và sử dụng cánh sau để giữ thăng bằng. Sâu non ăn lá cây thuộc chi Mộc hương, có độc tính đối với các loài chim cũng như đối với bướm trưởng thành.Chúng hơi giống loài bướm phượng Papilio polytes.

Phân bố:

Sikkim, phía Bắc Miama, Trung Quốc và Thái Lan, Lào, Philipin, Việt Nam. Tên bướm được đặt theo mầu hồng của cánh.

Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ, bảo tồn:

Là loài thường gặp nhưng vì chúng đẹp như "hoa hồng" nên rất có ích cho các bộ sưu tập. Chỉ cần có thảm thực vật phong phú là chúng có thể cư trú và sinh tồn. Môi trường sống của chúng đa dạng hơn so với nhiều loài bướm khác ngoài sống ở rừng tự nhiên, chúng còn có thể sống ở vùng rừng trồng, vùng đồi ... chỉ cần ở đó có thảm phủ thực vật với đa dạng các loài cây.

An Giang xuất hiên trên vùng núi Cấm. Cấm săn bắt.

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và tổng hợp nguồn Tài liệu dẫn: Đặng Thị Đáp (2008), “ Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm Vườn Quốc Gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn của chúng”.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
10
Hôm nay:
797
Tuần này:
1851
Tháng này:
14203
Năm 2024:
57799

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17