Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Lục trúc

Tên khoa học: Bambusa oldhamii Munro

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa:  Dendrocalamopsis oldhami (Munro) Keng f., Leleba oldhamii (Munro) Nakai, Sinocalamus oldhamii (Munro) McClure
  

Đặc điểm hình thái:

Lục trúc là loài tre mọc cụm thưa cây, có kích thước nhỏ, không gai, lá vừa, thân khí sinh có ngọn cong. Thân tre cao 8 – 9 m, đường kính 3 – 7 cm. Lóng dài 30 – 36 cm, vách thân dày 1,0 cm. Thân cây không thật thẳng, tròn đều, nhẵn. Cây non mầu xanh có phấn trắng. Cây già mầu xanh thẫm. Mắt ngủ nhỏ, rộng 1,5 cm, cao 1 cm.

Đốt thân không nổi rõ. Mỗi đốt có 1 cành to, 2 cành nhỏ và một số cành phụ. Đùi gà cành to có khả năng phát triển mầm măng và rễ.

Bẹ mo hình chuông, đáy rộng. Đáy dưới rộng 25 cm, cao 15,7 cm; đáy trên rộng 6,4 cm. Phiến mo phần giáp bẹ mo rộng 4,3 cm; cao 5,5 cm, phần giữa rộng 4,4 cm. Lưỡi mo cao 0,15 cm, bằng; mép có răng cưa ngắn.

Đặc điểm sinh học:

Mép lá có răng cưa nhỏ, sắc. Phiến lá hình mũi giáo thuôn dài, dài 27 – 32 cm, rộng 4,8 – 6,3 cm, đầu vút nhọn, gốc tròn, gân lá 12 đôi. Lưỡi lá cao 0,1 cm, tai lá rộng 0,2 cm, cao 0,1 cm, mép lưỡi lá có một hàng lông cao 0,6 cm. Cuống lá dài 0,5 cm; rộng 0,4 cm.

Măng ra vào tháng 6 – 8 hàng năm. Măng ăn ngon và xuất khẩu tốt. Có thể làm nguyên liệu giấy.

Phân bố địa lý:

Lục trúc có nguồn gốc ở nam Trung Quốc. Giống gốc Lục trúc được nhập từ Đài Loan vào Việt Nam, được trồng lần đầu tiên trên 20 ha tại đồi Lộc Ninh, xã Ngọc Châu, Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ đầu năm 1996. Ngày nay Lục trúc đã được nhập về trồng ở nhiều nơi khác.

Có thể trồng Lục trúc lấy măng trên nhiều vùng có khí hậu và đất đai khác nhau nhưng phải thực hiện thâm canh. Măng lục trúc nhỏ nên cần phải trồng tập trung mới đáp ứng được yêu cầu kinh doanh.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Không phân bố ở An Giang. Giới thiêu thêm thông tin để tham khảo.

 

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
22
Hôm nay:
633
Tuần này:
4329
Tháng này:
16681
Năm 2024:
60277

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17