Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Luồng

Tên khoa học: Dendrocalamus barbatus Hsuch et D.Z.Li

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa:  Dendrocalamus membranaceus Munro

Đặc điểm hình thái:

Luồng là loài tre mọc cụm, thưa cây, cây cao 15 – 20 m, thân thẳng, tròn, màu xanh, đường kính thân đạt tới 10 – 12 cm. Lóng dài 27 – 30 cm, vách thân dày 2 cm hay hơn. Phía trên và dưới vòng đốt có lớp phấn trắng. Mỗi đốt có một cành chính to, dài và 2 – 5 cành nhỏ hơn, gốc cành chính phình to (gọi là đùi gà) là nơi có khả năng phát sinh mầm và rễ trong nhân giống hom và chiết cành. Cành mọc từ đốt thứ 5 – 10 trở lên, đôi khi vài đốt sát gốc có cành nhỏ, cong.

Bẹ mo hình chuông, đáy dưới rộng 30 cm, đáy trên rộng 10 cm, cao 37cm; lúc non nửa phía trên có màu vàng đỏ, nửa phía dưới mầu vàng xanh; mặt ngoài có nhiều lông mầu tím nâu – hung đen. Tai mo phát triển và có nhiều lông mầu nâu. Thìa lìa xẻ răng sâu thành dạng lông.

Phiến mo hình mũi giáo, có lông cả 2 mặt, hơi ngửa ra phía ngoài. Mo sớm rụng.

Đặc điểm sinh học:

Lá dạng hình nêm. Phiến lá thuôn, hình ngọn giáo, dài 19 – 21 cm, rộng 2,8 – 3,2 cm, hai mép lá có răng sắc, mặt dưới đáy lá có lông. Gân lá 6 – 8 đôi. Cuống lá dài 0,5 cm, rộng 0,2 cm.

Măng thường mọc nhiều vào các tháng 4 – 5. Măng ở giai đoạn thấp có mầu tím nâu, lên cao có mầu tím hồng hay tím đỏ, lên cao hơn nữa có mầu tím da cam hay đỏ hồng.

Phân bố địa lý:

Phân bố tự nhiên ở vùng Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá (nên thường được gọi là Luồng Thanh Hoá) và các vùng khác như Nghệ An (với tên địa phương là Mét) và Sơn La (Mạy sang mú). Là loài tređã được đưa đi trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc và cả ở phía Nam, nhiều nhất là ở vùng Trung tâm Bắc Bộ (Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc) và Hoà Bình và hiện được gây trồng trên diện tích lớn nhất của nước ta.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Không phân bố ở An Giang. Giới thiêu thêm thông tin để tham khảo.

 

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
24
Hôm nay:
989
Tuần này:
3182
Tháng này:
14900
Năm 2024:
41804

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10