Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Mạy bói

Tên khoa học: Bambusa burmanica Gamble

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm hình thái:

Mạy bói là loài tre mọc cụm, thân đứng thẳng, cao tới 10 – 15 m, đường kính thân đạt tới 5 – 8 cm, màu xanh lá cây, cứng; vách dày; lóng thân dài khoảng 32 – 37 cm. Đốt thân có vòng lông và phấn trắng. Mỗi đốt thân có một cành to và 2 cành nhỏ hơn cùng với 8 – 10 cành nhỏ khác. Vòng mo nổi rõ.

Thân non màu xanh, thân già màu xanh xám có các đốm địa y màu trắng.

Mo thân màu xanh lá cây khi non, pha màu vàng dọc theo viền, có lông màu nâu thẫm hoặc nâu vàng phủ phía ngoài, ở hai bên phía trên giáp lưỡi mo.

Phiến mo hình tam giác, thẳng đứng, gốc rộng gần bằng đầu (đáy trên) bẹ mo, nối liền với tai mo.

Tai mo tương đối lớn, có lông tua ở mép dài khoảng 0,5 cm, một bên phẳng, một bên nhăn.Lưỡi mo nhọn gấp. Không có lông tua.

Đặc điểm sinh học:

Phiến lá hình thon dài, dài 10 – 17 cm, rộng 1 – 2 cm. Gốc lá bằng hay có hình nêm, có 4 – 6 đôi gân. Bẹ lá ráp. Tai lá có mấy chiếc lông tua dài khoảng 0,3 cm. Cuống lá 0,1 cm.

Măng nhỏ màu xanh. Mùa măng vào mùa mưa. Được biết loài đã ra hoa vào năm 1890 ở Myanma.

Mạy bói có họ hàng thân thuộc với loài Mạy bông (Bambusa tulda Roxb.) và Lồ ô (Bambusa polymorpha Munro) vì cùng có tai mo lớn trên mo thân.

Loài đã được GS. Xia và GS. Li nhất trí định danh.

Phân bố địa lý:

Có phân bố tự nhiên ở vùng bắc Myanma, Thái Lan, vùng Assam (ấn Độ) và Việt Nam. Thường gặp loài này trên dốc núi khô ở Myanma.
Mạy bói được thấy mọc tự nhiên và được trồng ở vùng Tây Bắc (Sơn La). Tại Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, Mạy bói gặp cùng với một số loài tre khác như Mạy bông, Nó bẻ (Măng dê).

Giá Trị:

Là loài tre có kích thước trung bình, không gai, được sử dụng trong xây dựng nhà (làm mái) và đan lát. Măng ngon nên thường dùng để làm thực phẩm.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa có thông tin xác nhận là có phân bố tự nhiên trong tỉnh. Giới thiệu thêm thông tin để tham khảo.

 

 


Th. Sỹ. Bành Lê Quốc An
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
917
Tuần này:
4839
Tháng này:
11447
Năm 2024:
55043

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17