Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bướm mạo danh thường lớn

Tên khoa học: chưa biết

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Bướm

Bộ: Cánh vẫy (tên khoa học là Lepidoptera)

Họ: Bướm phượng (tên khoa học là Papilionidae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn: Lương Văn Hào ( VQG Cúc Phương)

Mô tả:

Nó có hình hài giống như C.clytia nhưng to và đẹp hơn bởi màu sắc đặc biệt của chúng, có thể phân biệt bởi phần trung tâm cánh hẹp hơn, đặc biệt là ở phần gần gốc cánh có chấm viền rất hẹp ở cả hai cánh và có diện mạo ánh xanh ở cánh trước.

Con đực: Có mặt trên : chấm cánh trước có màu xanh với một số chấm mờ ở gần gốc cánh và những chấm nhỏ trắng hồng sáng ở phía rìa cánh. Cánh sau nâu có hoặc không có các hàng chấm. Mặt dưới: màu nâu, giống mặt trên ngoại trừ các chấm và các sọc có thể quan sát thấy ở trung tâm cánh.

Con cái: vùng gần gốc cánh trước có các chấm trắng và hàng loạt chấm trắng ở rìa ngoài cánh. Ở cánh sau là hoàng loạt các gân trắng túa ra từ gốc cánh cũng như hàng loạt các đốm trắng ở viền ngoài cánh.

Sải cánh : 120 - 150 mm.

Sinh thái:

Có thể thay đổi tuỳ theo vùng địa lý.

Phân bố:

Phân bố ở Assam, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ, bảo tồn:

Đây là một loài bướm Phượng đẹp nhất của giống Chilasa bởi chúng to và đẹp. Là loài hiếm gặp so với hai loài C.Slateri và C.clytia, vì vậy chúng cũng rất thu hút sự chú ý, yêu thích của con người. Do đó, mặc dù loài này chưa đưa vào Sách đỏ Việt Nam nhưng cũng là đối
tượng cần được bảo vệ tốt và hạn chế săn bắt.

An Giang chưa thấy xuất hiện.

 

Bành Thanh Hùng
Sưu tầm và tổng hợp nguồn Internet.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
21
Hôm nay:
771
Tuần này:
3011
Tháng này:
15363
Năm 2024:
58959

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17