Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Hoàng đàn giả

Tên khoa học: Elatum

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thông - Hạt trần (tên khoa học là Gymnospemae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên tiếng Việt:  Hoàng đàn giả .

Tên đồng nghĩa:  

Nhận dạng:

Cây gỗ lớn cao trên 30m, đường kính trên 80cm. Thân thẳng tán hình ô. Gốc thư¬ờng có có bạnh thấp, Vỏ màu nâu hồng bong mảng nhỏ. thịt bỏ có nhiều sơ, lá, vỏ, gỗ có tinh dầu thơm.

Cành mọc hơi vòng, mang hai loại lá.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học:

Lá kình mũi dùi ba cạnh cong dài 0.7-1cm có trên cành quang hợp và trên cây non. Lá hình vảy hay mũi dùi ngắn mọc xít nhau có trên cành ra hoa, lá nhỏ dẹt, mặt trên xanh thẫm có rãnh lõm dọc dài 3-6 mm.

Nón đơn tính khác gốc. Nón đực hình trứng trụ mọc đầu cành dài 6-7mm, đôi nhị hình vẩy. Nón cái mọc lẻ ở đầu cành ngắn xuất phát từ kẽ lá chỉ có 1 noãn trên cùng phát triển. Quả nón có 1 hạt hình trứng dài 0,4 cm. gốc có vỏ giả màu đỏ bao 1/3 hạt.

Hoa ra tháng 3-4, hạt chín tháng 10-11.

Cây ưa khí hậu ôn hoà, mưa nhiều, mát ẩm. Cây con cần che bóng nhẹ.

Loài đặc hữu của Việt Nam, gặp rải rác trong rừng hỗn loại th¬ờng xanh hoặc phân bố thành đám nhỏ gần thuần loại trên độ cao 900-2500m

Phân bố địa lý:

Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Gia lai, Kon Tum, Đà Lạt, Lâm Đồng.

Giá trị:

Gỗ Nhóm I, có giá trị xuất khẩu cao, dùng trong xây dựng, làm đồ mỹ nghệ hoặc để cất tinh dầu, xếp trong nhóm I.Gỗ Hoàng đàn giả rất giàu tinh dầu màu vàng - lục, có mùi của Đàn hương và hàm lượng thay đổi từ 3,5% (gỗ tươi) đến 4,5% (gỗ khô).

Gỗ Hoàng đàn giả tốt, mịn, thớ thẳng, đẹp, hơi cứng, nặng trung bình. Khi khô không bị nẻ, không biến dạng. chính vì vậy, người ta dung Hoàng đàn giả để  đóng đồ đạc và xây dựng. Cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cây xanh đường phố.

Hoàng đàn giả có vân đẹp nên cũng dùng để làm đồ mỹ nghệ. Ngoài ra người ta còn dùng để cất tinh dầu thơm hay tán bột làm hương trầm, làm thuốc chữa đau bụng và tê thấp.

Tình trạng bảo tồn trong tỉnh An Giang:

Không nằm trong vùng phân bố địa lý của họ Kim giao  (PODOCARPACEAE).

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và tổng hợp.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
25
Hôm nay:
743
Tuần này:
2983
Tháng này:
15335
Năm 2024:
58931

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17