Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Tre lang hanh

Tên khoa học: Bambusa

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm hình thái:

Tre Lang Hanh là loài tre mọc cụm thưa, thân thẳng, cao 4 – 6 m, đường kính thân 3 – 4 cm, vách rất dày, lóng dài 18 – 22 cm. Thân non có phấn màu trắng, thân già có màu xanh nhạt. Cành mọc từ nửa trên của thân, phần dưới có một cành, phần trên có 3 cành trên mỗi đốt thân (một cành to, 2 cành nhỏ và nhiều cành nhỏ khác). Các cành thường to. Đốt thân hơi phình to hơn lóng thân.

Mo thân thuôn dài, đáy dưới thót dần và nhỏ ở đáy trên, mặt ngoài màu bạc, có lông màu nâu đen dày và sớm rụng. Đáy dưới hơi lượn sóng, hai mép nhô ra, rộng 9 – 11 cm; cao 16 – 18 cm; đáy trên lệch, rộng 0,8 – 1 cm. Phiến mo dạng tam giác có đầu kéo dài hay dạng dải, mặt trong có nhiều lông màu nâu và dày ở đáy, dài 3,5 – 4 cm, rộng 0,5 – 0,8 cm. Lưỡi mo cao đến 0,1 cm, có lông nhung màu nâu bạc và dày. Tai mo thấp dính liền với đáy của phiến mo, nhô cao ở hai mép.

Đặc điểm sinh học:

Lá dạng dải, thuôn dài, hai mặt có lông mịn dày, dài 13 – 15 cm, rộng 0,8 – 0,9 cm. Gốc lá nhọn, đáy lệch. Gân lá 4 – 5 đôi. Tai lá rộng 0,1 cm, dài 0,2 cm, nhô ra ngoài, có lông màu nâu, dài đến 0,2 cm. Bẹ lá có lông mịn và dày. Cuống lá dài 0,2 – 0,3 cm, rộng 0,1 cm, mặt trên và dưới có lông mịn và dày.

Mùa ra măng vào khoảng tháng 6 – 9. Đặc trưng là măng có mo màu nâu bạc.

Chi le bắc bộ - bonia.

Tre nhỏ, thân ngầm ngắn, cụm dày, đặc ruột, đốt hơi lồi; phân cành đơn (một cành), cành to bằng thân và đặt ruột.

Mo mềm, tai có màu nâu tím, dạng liềm. Lưỡi mo ngắn, phiến mo thẳng, ngửa ra ngoài. Phiến lá to, dạng mũi mác hay dạng dãi, gân ngang dễ nhìn thấy. Cụm hoa mọc ở cành hay ở ngọn, liên tục; bông chét có một số mọc ở các đốt của cành hoa và có lá bắc dạng bao, lá đầu có hai sóng. Bông nhỏ mang 5 – 9 hoa, và chỉ có hoa ở đỉnh bất thụ. Mày nhỏ thường 2, mày nhỏ ngoài mềm, mày trong dài hơn mày ngoài; mày cực nhỏ 3, không lông; nhị 6, chỉ nhị rời, trung đới ngắn; Vòi nhuỵ ngắn, chỉ nhuỵ 3, dạng lông chim.

Phân bố địa lý:

Toàn chi có 4 loài và 1 phân loài. Phân bố tự nhiên ở đảo Hải Nam và Quảng Đông (Trung Quốc) và Việt Nam. Việt Nam có hai loài phân bố ở miền Bắc trên vùng núi đá vôi, một loài ruột rỗng (Bonia tonkinensis) và loài kia ruột đặc (Bonia sp.).

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Không xuất hiện trong tự nhiên.

Th. Sỹ. Bành Lê Quốc An
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn:  Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguồn ảnh: Nguyễn Hoàng Nghĩa.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
5
Hôm nay:
245
Tuần này:
4167
Tháng này:
10775
Năm 2024:
54371

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17