Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Trúc Hoá Long

Tên khoa học: Aurea Carr. ex. A. et C. Riv

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa:  Phyllostachys bambusoides Sieb. & Zucc. var. aucro Makino P. formosana Hayata 
  
Đặc điểm hình thái:

Trúc hoá long là loài mọc tản, cây cao 2-8 m, đường kính 1-3 cm, có màu xanh lá cây khi non và chuyển sang màu vàng khi già. Lóng dài 10-20 cm. Vòng thân nhô cao, dưới vòng mo và ở vòng đốt có đai lông hơi trắng sau đen. Thường mỗi đốt thân có hai cành nhỏ bằng nhau và cành xuất hiện ở các đốt phía trên.

Bẹ mo dài 12-18 cm. Lá hình ngọn giáo thuôn, đầu và gốc lá nhọn, một bên mép thường không có răng sắc. Phiến lá dài 7-14 cm, rộng 1,3-1,7 cm.

Loài trúc này có đặc điểm nổi bật là có có các lóng rút ngắn lại, lóng chỉ dài 1-3 cm, gốc lóng phình to ra, các đốt không thẳng mà xiên nên trông giống như các vảy rồng, trông lạ mắt và hấp dẫn, từ đó có tên là trúc hoá long.

Đặc điểm sinh học:

Loài được coi là cây vùng ôn đới và á nhiệt đới, có nguồn gốc từ nam Trung Quốc và Nhật Bản, song cũng được thấy ở Việt Nam và được trồng ở trung Gia-va (Inđônêxia). Trúc hoá long chỉ còn tìm thấy duy nhất tại xã Vân Tùng (Ngân Sơn, Bắc Cạn) trên độ cao 620 m. Diện tích hiện chỉ còn 1 ha với khoảng 20% số thân cây hoá long, còn lại là thân bình thường. Trúc hoá long mọc tản, thưa thớt và nhiều năm nay bị cháy. Đây là nguồn gen rất quý và rất hiếm, tình trạng rất nguy cấp (CR).

Loài ra hoa cả theo chu kỳ và bất thường. Cụm có thể ra hoa đồng loạt ở độ tuổi 15 - 30 song không chết. Người ta thấy chúng ra hoa đồng loạt ở Nhật vào giai đoạn 1916-1921. Ra măng vào các tháng 4 đến tháng 6.

Giá trị:

Trúc hoá long là loài tre nhỏ, có thân độc đáo nên có thể trồng làm cảnh và làm hàng mỹ nghệ. Dùng làm cần câu, cán ô, ba-toong, ống điếu và trang trí.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Không có loài Trúc Hóa Long.

Th. Sỹ. Bành Lê Quốc An
Sưu tầm từ nguồn: Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
21
Hôm nay:
982
Tuần này:
4904
Tháng này:
11512
Năm 2024:
55108

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17