Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Sa Mộc Quế phong

Tên khoa học: Konishii Hayata

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thông - Hạt trần (tên khoa học là Gymnospemae)

Họ: Bụt mọc (tên khoa học là Taxodiaceae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn ảnh: Phùng Mỹ Trung

 

Tên tiếng Việt:  Sa Mộc Quế phong.

Tên đồng nghĩa:  Cunninghamia lanceolata auct. non (Lamb.) Hook: Phan Ke Loc, 1984

Tên gọi khác: Mạy lâng lênh (Thái); Sa mộc dầu, Sa mu dầu 
  

Nhận dạng:

Cây gỗ to, thường xanh, có thể cao đến hơn 30 m, đường kính thân đến hơn 80cm, hình tháp. Rất gần với C. lanceolata (Lamb.) Hook. Là loài cây có nguồn gốc ở Nam Trung Quốc và được nhập vào trồng ở vùng núi một số tỉnh cực Bắc Việt Nam, nhưng khác ở chỗ có lá ngắn hơn với mũi tù, không thành gai nhọn và cứng, có nón cái hình trứng và nhỏ hơn.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học:

Lá mọc xoắn ốc rất dày đặc, có gốc vặn do đó xếp ít nhiều thành 2 dãy, hình dải, dài 2 - 3cm, rộng 0,25cm, thót thành mũi tù, không cứng ở đầu, hơi có răng cưa ở hai mép lá và có 2 dải lỗ khí chủ yếu ở mặt dưới. Cây cùng gốc.

Nón đực mọc thành chụm ở nách lá gần đầu cành. Nón cái đơn độc hay thành cụm 2 - 3 cái, khi trưởng thành dài 2 - 2,5cm, rộng 1,3cm, gồm các vảy lá bắc hình tam giác rộng, có mũi nhọn ở đầu, có răng cưa ở hai mép và hai tai tròn ở giữa, mang 3 hạt. Hạt có các cánh bên khá 5 rộng, dài 5mm, rộng 4mm.

Mọc rất rải rác dưới tán rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao khoảng 2000 m. Ở đai núi trung bình (thường gọi là rừng rêu), có khí hậu và đất luôn ẩm ướt, hỗn giao với các loài cây lá rộng khác.

Phân bố địa lý:

Việt Nam: Nghệ An (Quế Phong: núi Phu Hoạt, Qùy Châu: Bù Huống, núi Pha Cà Tủn). Thế giới: Trung Quốc, Đài Loan, Lào.

Giá trị:

Gỗ nhẹ, hơi thơm, ít bị mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng gia đình và áo quan. Vỏ có nhiều nhựa.

Tình trạng bảo tồn:

Loài hiếm. Mức độ đe dọa: Bậc R. Mới gặp một vài cá thể ở một điểm thuộc vùng núi trung bình phía tây bắc tỉnh Nghệ An. Đây là điểm phân bố cực nam của loài này.

Tình trạng bảo tồn trong tỉnh An Giang:

Không nằm trong vùng phân bố địa lý của họ Bụt Mọc  (Taxodiaceae)

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và tổng hợp.

Tài liệu dẫn:

1. Sách đỏ Việt Nam (Phần II. Thực vật), NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội-2007, trang 530.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
853
Tuần này:
1907
Tháng này:
14259
Năm 2024:
57855

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17