Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Thông nước

Tên khoa học: Pensilis (Staunt.) K. Koch

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thông - Hạt trần (tên khoa học là Gymnospemae)

Họ: Bụt mọc (tên khoa học là Taxodiaceae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn ảnh: Wikipedia


Tên tiếng Việt:  Thông nước.

Tên đồng nghĩa:  Thuja pensilis Staunt. 1797 

Nhận dạng:

Cây gỗ to, rụng lá, có tán hình nón hẹp, cao đến 30m hay hơn, đường kính thân 0,6 - 0,8m hay hơn. Vỏ dày, hơi xốp, mùa nâu xám, nứt dọc. Cây có rễ thở phát sinh từ rễ bên, cao 30cm, mọc lan xa cách gốc tới 6 - 7 m.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học:

Lá có 2 dạng: ở cành dinh dưỡng hình dùi, dài 0,6 - 1,3cm, xếp thành 2-3 dãy và rụng vào mùa khô, ở cành sinh sản hình vảy, dài 0,4 cm và không rụng. Nón đơn tính, cùng gốc, mọc riêng rẽ ở đầu cành.

Nón cái hình quả lê, mỗi vảy mang 2 moãn. Sau khi thụ tinh các vảy hóa gỗ và dính nhau ở gốc tạo thành một nón dài 1,8cm, rộng 1,2 cm với các vảy gần như liền nhau, nhau 7 - 9 mũi nhọn hình tam giác, hơi uốn cong ra phía ngoài. Mỗi vảy mang 2 hạt, hình trứng hay thuôn, dài 13mm, rộng 3mm, mang cánh hướng xuống dưới.

Hạt chín tháng 11 - 12. Rất ít gặp cây con tái sinh dưới tán rừng.
Thông nước mọc ưu thế trong một số rừng đầm lầy rậm nhiệt đới nửu rụng lá trên đất sình lầy đọng nước thường xuyên, màu nây đỏ và đất feralit nâu đỏ, nâu vàng, tầng dày, độ phì khá cao, ở độ cao 700m cùng với một số loài cây lá rộng. Tần dưới là một số loài cây bụi mọc dày đặc như Bùi nước (Ilex thorellii), Trâm nước (Syzygium sp), Bọt ếch (Glochidion hirsutum).

Phân bố địa lý:

Việt Nam: Mới chỉ gặp ở Đắc Lắc (Klông Buc: Ea Hồ, EaH’leo, Buôn Ma Thuột).

Thế giới: Trung Quốc.

Giá trị:

Gỗ tốt, có mùi thơm, thớ mịn, không bị mối mọt, nứt nẻ, cong vênh, dễ gia công, nên được sử dụng làm đồ dùng gia đình, đồ mỹ nghệ, nhạc cụ, để tiện, khắc,.. Rễ thở mềm, xốp, nhẹ, nên có thể dùng làm mũ, nút chai và phích, phao. Vỏ chứa tanin. Cành lá và nón chín dùng làm thuốc chữa phong thấp, giảm đau, làm săn da. Cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh hoặc trồng ven hồ ao để giữ đất, chống xói lở.

Tình trạng bảo tồn:

Đang nguy cấp. Đang bị tuyệt chủng chủ yếu do môi trường sống bị phá huỷ hoàn toàn để làm ruộng nước. Hiện còn không quá 100 cá thể các cỡ khác nhau. Mức độ đe doạ: Bậc E.

Tình trạng bảo tồn trong tỉnh An Giang:

Không nằm trong vùng phân bố địa lý của họ Bụt Mọc  (Taxodiaceae)

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và tổng hợp.

Tài liệu dẫn:

1. Sách đỏ Việt Nam (Phần II. Thực vật), NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội-2007, trang 532.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
4
Hôm nay:
399
Tuần này:
929
Tháng này:
7537
Năm 2024:
51133

Tin tức trong tháng:6
Tin tức trong năm 2024:16