Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Liễu Sam Nhật

Tên khoa học: Japonica

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thông - Hạt trần (tên khoa học là Gymnospemae)

Họ: Bụt mọc (tên khoa học là Taxodiaceae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

"Jomon sugi", cây liễu sam lớn nhất đã biết, tại Yakushima, Nhật Bản. Ảnh của wikipedia

Tên tiếng Việt:  Liễu Sam Nhật

Tên đồng nghĩa:  
  
Nhận dạng:

Liễu sam có phân bố tự nhiên ở Nhật Bản (từ Honshu tới Kyushu) và bắc Trung Quốc, có thể đạt tới kích thước không lồ, cao 60-70 m và đường kính đạt 4-7 m, thân tròn, thẳng. Những cây kích thước lớn như thế này trong thiên nhiên không thấy nhiều. Các quần thụ đẹp nhất là ở phía nam Kyushu, trên đảo Yaku. Trong khi đó trên các đỉnh núi có độ cao 1700-1800 m so với mực nước biển, nơi có nhiều gió và băng giá che phủ, cây mọc thành đám nhỏ và chỉ cao 2-4 m.

Vỏ cây non thường nhẵn, sau bong thành mảng mỏng. Vỏ cây trưởng thành thường có màu nâu đỏ. Cành xoè rộng.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học:

Lá dạng hình kim, dài 1-1,5 cm, gốc lá rộng và nhọn dần lên đầu lá, mọc vòng sống dai trên cành.

Hoa đơn tính cùng gốc. Nón đực mọc ở ngọn, đơn độc. Nón cái gần như hình cầu, đường kính 1,5-2,5 cm, có 20-30 vẩy, mọc lẻ ở đầu cành.

Là loài cây trồng rừng quan trọng của Nhật Bản. Có thể dễ dàng nhân giống bằng hom cành, trồng cây hom đã được bắt đầu từ thế kỷ 15 và các rừng trồng bằng hom đã được triển khai từ cách đây trên 100 năm ở Nhật Bản. Vào năm 1987, Nhật Bản đã sản xuất hàng chục triệu cây hom cho trồng rừng.

Phân bố địa lý:

Đã được trồng thử nghiệm ở một số nơi như Quảng Ninh và Đà Lạt. Tại Đà Lạt cây sinh trưởng hạn chế. Gần đây đã có thêm nguồn hạt mới từ Nhật Bản cho thử nghiệm tại một số nơi như Đá Chông (Ba Vì, Hà Tây), Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa (Lào Cai). Cây con sinh trưởng khá tốt. Ngay từ tuổi non đã cho nón đực và nón cái khá sai.

Giá trị:

Gỗ tốt, dùng trong xây dựng, làm cột điện, xây cầu, đóng đồ thông dụng. Cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh trong các công viên, công sở.
 
Tình trạng bảo tồn trong tỉnh An Giang:

Không nằm trong vùng phân bố địa lý của họ Bụt Mọc  (Taxodiaceae)

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và tổng hợp.

Tài liệu tham khảo.

Nguyễn Hoàng Nghĩa (2007), Át lát cây rừng tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2010), Át lát cây rừng tập 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
11
Hôm nay:
233
Tuần này:
4155
Tháng này:
10763
Năm 2024:
54359

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17