Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bách tán Đài Loan

Tên khoa học: Cryptomerioides Hayata

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thông - Hạt trần (tên khoa học là Gymnospemae)

Họ: Bụt mọc (tên khoa học là Taxodiaceae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên tiếng Việt:  Bách tán Đài Loan.

Tên đồng nghĩa:  Taiwania flousiana Gaussen, 1939.

Nhận dạng:

Bách tán Đài Loan đã được xếp vào danh mục các loài cần bảo tồn trong Sách đỏ thế giới. Nó là loại cây thân gỗ, lá kim, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng Việt Nam. Loài cây này có thể sống thọ tới 1.000 năm. Chi cổ đơn loài này mới đuợc phát hiện tại Lào Cai trong một quần thể nhỏ vào năm 2001. Truớc đây loài này chỉ biết có ở Đài Loan, Vân Nam và Đông Bắc Myanma. Tại những nơi này cây có thể cao tới 75m với đuờng kính ngang ngực tới 4m và tuổi khoảng 1 500 năm. Sự phát hiện loài này ở Việt Nam càng cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam đối với cây lá kim.

Ở Việt Nam: Đuờng kính và chiều cao: cao tới 40 m với đuờng kính ngang ngực 1,2m. Dạng cây: cây cao vuợt tán, một thân, tán hình tháp rộng hay có một số cành ngang lớn và các cành nhỏ rủ ở phần trên của tán. Vỏ: nâu hay đỏ, nứt dọc hay bong ra không đều, dày ở những cây truởng thành. Lá: hai dạng, lá già nhỏ, gần dạng vảy, dài tới 8 mm, xếp dày, lỗ khí ở cả hai mặt, cây non và lá non của cây già dài tới 1,5 cm, đầu nhọn, thuờng có màu xanh nhạt. Nón: nón cái ở đỉnh, đơn độc hay mọc thành cụm, hình trụ hay hình bầu dục, dài tới 2,5 cm và rộng 1 cm với 10- 30 vảy ráp. Nón đực mọc thành cụm.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học:

Hạt: hình trứng thuôn, dài tới 7 mm, có cánh. Phạm vi độ cao: 1800 – 2100 m. Dạng rừng: trên đất phong hoá từ granit. Khí hậu: nhiệt đới gió mùa vùng núi, nhiệt độ trung bình 13-180C, luơng mua trên 2000 mm. Cây lá kim mọc kèm: Pơ mu (Fokienia hodginsi). Tái sinh tự nhiên: thỉnh thoảng bắt gặp, bị hạn chế do cháy rừng thuờng xuyên. 1 kg hạt có thể chứa từ 450.000 đến 700.000 hạt. Hạt mới thu hái từ Văn Bàn đạt tỷ lệ nảy mầm trên 40%. Hạt ua khô, có thể bảo quản sau khi đã làm khô ở 40C trong vài năm mà không giảm đáng kể tỷ lệ nảy mầm. Hạt nên gieo vào mùa xuân, nảy mầm trong 3-4 tuần, cây non cần tránh nắng và trồng khi còn nhỏ. Sinh truởng ban đầu nhanh. Sinh duỡng: Cây non hiếm gặp trong quần thể tự nhiên. Hom từ cây truởng thành có thể ra rễ nhung tỷ lệ rất thấp. Vấn đề nữa là hiện tuợng sinh truởng huớng nghiêng ở cây hom.

Phân bố địa lý:

Việt Nam: Lào Cai (Văn Bàn). Thế giới: Myanma, Trung Quốc.

Giá trị:

Cây bách tán Đài Loan gỗ màu hồng, có tinh dầu như pơ mu chống chịu được mưa nắng và mối mọt, từ lâu được bà con địa phương dùng làm nhà, gỗ chẻ ra thành tấm để lợp mái nhà trăm năm không hỏng. Đây là loài cây bản địa còn sót lại rất ít tại rừng Văn Bàn, đang đặt ra cho ngành lâm nghiệp Lào Cai cần có phương án bảo tồn và phát triển loài cây cực kỳ quí hiếm. Đuợc biết có chứa thành phần có tính chống ung thu và trừ sâu.

Tình trạng:

Phân hạng: CRA1a, B1, C2b, D1. (Theo A. Farjon (1998) loài này xét trong toàn bộ khu phân bố trước đây được xếp ở mức sắp bị tuyệt chủng – VUA1d).

Biện pháp bảo vệ: Loài có trong Danh mục, Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhoms1) của Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vỡ mục đích thương mại. 

Tình trạng bảo tồn trong tỉnh An Giang:

Không nằm trong vùng phân bố địa lý của họ Bụt Mọc  (Taxodiaceae)

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và tổng hợp.

Tài liệu dẫn:

1. Sách đỏ Việt Nam (Phần II. Thực vật), NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội-2007, trang 533.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
9
Hôm nay:
546
Tuần này:
1600
Tháng này:
13952
Năm 2024:
57548

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17