Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Đỉnh Tùng

Tên khoa học: Hainanensis

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thông - Hạt trần (tên khoa học là Gymnospemae)

Họ: Đỉnh tùng (tên khoa học là Cephalotaceae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Tên tiếng Việt:  Đỉnh Tùng

Tên đồng nghĩa:  Cephalotaxus oliveri auct. non Masters: R. Hickel, 1931 Cephalotaxus mannii auct. non Hook. f. R. Hickel, 1931 

Nhận dạng:

Cây gỗ nhỏ, thường xanh, ít khi cao 10 - 15 m. Cành mảnh, mọc đối và xòe ngang.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học:

Lá mọc xoắn ốc, xếp thành 2 dãy, hình dải, dài 2 - 4cm, rộng 0,2 - 0,4cm, thẳng hay hơi cong ở gần đầu, ở mặt dưới có 2 dải lỗ khi màu trăng trắng. Nón đực hình đầu, mọc chụm từng 8 - 10 cái thành hình đuôi sóc đơn độc. Nón cái đơn độc hay mọc chụm 3 - 5 cái ở nách lá, mỗi nón gồm 9 - 10 vảy, ở mặt bụng mỗi vảy có 2 noãn. Hạt hình trứng, dài khoảng 2,7cm, khoảng 1,8cm.

Mùa ra nón tháng 4 - 5, mùa quả chín tháng 9 - 10 năm sau. Cây tái sinh bằng hạt rất kém vì hạt thường không phát triển đầy đủ.

Mọc rất rải rác trong tầng cây gỗ nhỏ hay tầng cây bụi trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao khoảng 600 - 1500 m, nơi có ít ánh sáng, trên tầng đất dày và ẩm.

Phân bố địa lý:

Việt Nam: Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hóa (Lũng văn), Quảng Trị (giữa Hòn Rao và A Dua), Thừa Thiên Huế, Kontum (Đắc Glây, Đắc Tô: Ngọc Pan, Sa Thầy), Gia Lai, Lâm Đồng (Di Linh: núi Braian).
Thế giới: Trung Quốc (đảo Hải Nam).

Giá trị:

Nguồn gen qúy, hiếm và độc đáo. Loài thực vật cổ còn sống sót. Gỗ Đỉnh tùng có chất lượng cao, chịu mối mọt, được sử dụng làm đồ mỹ nghệ cao cấp. Hạt có dược tính, còn vỏ ở đảo Hải Nam dùng chữa sốt (Tripp, 1995).

Chất alcaloit Homoharringtonine chiết xuất từ loài C. harringtonia của Trung Quốc cho thấy có tác dụng chống các dạng bệnh máu trắng khác nhau (Fu Li‐kuo & Jin Jian‐ming, 1992). Khả năng gây trồng loài này làm thuốc chống ung thư cần tiếp tục được nghiên cứu. Nó còn có tiềm năng sử dụng làm cây cảnh do các cây non chịu bóng và có hình dáng đẹp trong khi các cây trưởng thành có kiểu vỏ độc đáo.

Tình trạng bảo tồn:

Loài hiếm. Mức độ đe dọa: Hiếm . rất ít gặp trong rừng rậm nguyên sinh vùng núi thấp.

Bảo vệ nguyên vẹn trong hệ sinh thái tự nhiên là một số khu rừng cấm, vườn quốc gia hay khu bảo vệ đã được xác định (Ba Vì, Mom Ray,..). Ngoài ra cần gấp rút thu thập cây sống để trồng trong các vườn thực vật ở vùng núi

Tình trạng bảo tồn trong tỉnh An Giang:

Không nằm trong vùng phân bố địa lý của họ Đỉnh tùng.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và tổng hợp.

Tài liệu tham khảo.

1. Sách đỏ Việt Nam (Phần II. thực vật), NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội-2007, trang 497.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
13
Hôm nay:
457
Tuần này:
4379
Tháng này:
10987
Năm 2024:
54583

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17