Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bổ cốt toái

Tên khoa học: Drynari fortunei (Mett.) .I.Sm.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Dương xỉ (tên khoa học là Polypodiophyta)

Bộ: Dương xĩ (tên khoa học là Polypodiales)

Họ: Dương xỉ 2 (tên khoa học là Polypodiaceae)

Chi: Drynaria (tên khoa học là Drynaria)

Thuộc: Sách đỏ

Tình trạng bảo tồn: Rất nguy cấp (CR)

Công dụng: Mạnh gân cốt, bổ Thận

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo, sống nhiều năm, sống phụ sinh trên đá hay cây gỗ. Thân rễ hơi dẹp, phân nhánh, mọng nhước, phủ đầy lông dạng vảy, màu nâu.

Có 2 loại lá: lá hứng mùn, màu nâu bất thụ, không cuống, hình trái xoan, gốc hình tim dàị 5 - 8cm, rộng 3 - 6cm, mép lá có răng nhọn, gân nổi rõ. Lá hữu thụ xanh, có cuống, phiến xẻ thùy sâu hình lông chim, dài 25 - 50cm, rộng 8 - 15cm, mặt dưới mang nhiều túi tử nang, không có bào tử nang, sắp xếp thành hàng tương đối đều nhu giữa 2 hàng gân lá. Bào tử hình tròn, màu vàng nhạt.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học: Mùa có bào tử, tháng 5 - 8. Tái sinh bằng bào tử ra hàng năm. Thân rễ mọc chồi vào mùa hè. Thân rễ bị đứt đoạn vẫn có khả năng tái sinh trở lại. Mọc trên đá ở rừng núi đá vôi ẩm hoặc phụ sinh trên cây gỗ ở rừng thường xanh mưa mùa ẩm nhiệt đới, ở độ cao từ 200 - 1600 m. Cây ưa bóng, ưa ẩm. Sinh trưởng phát triển mạnh vào mùa xuân hè.

Phân bố địa lý: Chủ yếu từ các tỉnh miền núi phía bắc từ Nghệ An, Hà Tĩnh trở ra: Cao Bằng (Quảng Hòa, Hà Quảng, Trùng Khánh), Lạng Sơn (Tràng Định, Bắc sơn, Chi Lăng: Đồng Mỏ), Hòa Bình (Mai Châu, Đà Bắc), Hà Tây (Ba Vì), Hải Hưng (Chí Linh), Thanh Hóa (Cẩm Thủy), Nghệ An (Kỳ Sơn).
Thế giới: Trung Quốc, Lào.

Giá trị: Là loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị, là một trong số ít loài của ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) sống phụ sinh, có ý nghiã kinh tế cao. Thân rễ làm thuốc chữa đau lưng, bệnh về xương khớp, bong gân và ngã bị tụ máu.

Tình trạng khai thác và bảo vệ trong tỉnh An Giang: Có phân bố trên đồi núi Cấm, núi Dài, núi Cô Tô . . ., nhưng do phá rừng làm rẫy và khai thác làm thuốc đã làm cho loài này đang đứng trước nguy cơ cực kỳ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong thời gian không xa, nếu không có chiến lược bảo tồn. Mức độ đe dọa là bậc CR (rất nguy cấp - Critically Endangered  - Nghiêm cấm ngay các hành vi khai thác.

Bành Thanh Hùng.

Sưu tầm từ nguồn:Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nôi-2007, trang 536.

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.508562
Kinh độ: 104.984547
Bản đồ nhận dạng 2
Vĩ độ: 10.385021
Kinh độ: 104.986103
Bản đồ nhận dạng 3
Vĩ độ: 10.501769
Kinh độ: 104.992980

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
605
Tuần này:
2798
Tháng này:
14516
Năm 2024:
41420

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10