Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Tôm càng xanh (Tên tiếng Anh: Giant river prawn)

Tên khoa học: Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Dây sống (tên khoa học là Chordata)

Bộ: Tôm (tên khoa học là Decapoda)

Họ: Tôm càng xanh (tên khoa học là Palaemonidae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Địa điểm thu mẫu: Mẫu tôm được thu tại sông, kênh rạch, ao hồ.

Kích thước: Cỡ tôm thường gặp 12 – 20cm.


Phân bố: Ở Việt Nam, tôm càng xanh (TCX) phân bố trong các thủy vực nước ngọt và nước lợ ở đồng bằng Nam Bộ.


Đặc điểm sinh học: Tôm càng xanh là loài ăn tạp, ăn liên tục và rất háu ăn. Thức ăn của cá chủ yếu là các loài tươi sống, côn trùng thủy sinh, giun nước.


Tôm càng xanh thích sống nơi nước trong, sạch, có lượng oxy hòa tan cao (trên 5 mg/lít), pH = 7 – 7,5, nhiệt độ 28 – 300C và độ mặn 16‰.


Đến giai đoạn sinh sản, tôm mẹ theo dòng nước ra vùng của sông và đẻ trứng ở vùng nước lợ. Tôm mẹ đẻ khoảng 80.000 trứng/lần. Khi phát triển thành tôm giống cá di chuyển về vùng nước ngọt sinh sống và phát triển đến thời kỳ sinh sản cá lại di cư ngược ra vùng nước lợ để sinh sản.


Giá trị kinh tế: Tôm càng xanh là đối tượng nuôi phổ biến ở ĐBSCL của Việt Nam và nhiều nước Châu Á khác. Tôm càng xanh cũng là đối tượng khai thác tự nhiên với sản lượng khá cao, thịt ngon, kích thước lớn, có giá trị kinh tế cao.


Khai thác: Ngư cụ được dùng khai thác: Câu, chà, đáy.


Mùa vụ khai thác: quanh năm. Khai thác tôm giống tự nhiên trên thủy vực An Giang vào tháng 2- 4 hàng năm.


Hiện trạng nghiên cứu và phát triển: Qui trình sản xuất giống TCX nhân tạo đã ổn định. Nhiều trại giống ở Nam Bộ đã sảt đối tượng này. Hiện nay, tôm càng xanh đang được rất nhiều bà con nuôi theo nhiều mô hình khác nhau như: nuôi đơn, nuôi mương vườn, mô hình tôm – lúa, nuôi tôm đăng quầng trong vùng ngập lũ trong mùa lũ phổ biến vùng Đồng Tháp Mười….


 
 

 Bành Thanh Hùng,

Nguồn: Điều tra, nghiên cứu về sự hiện diện của các loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh An Giang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Tp Hồ Chí Minh 4/2007.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
858
Tuần này:
3098
Tháng này:
15450
Năm 2024:
59046

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17