Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cá lăng Tên tiếng Anh: Green catfish

Tên khoa học: Mystus nemurus Valenciennes, 1839

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Dây sống (tên khoa học là Chordata)

Bộ: Cá Chốt (tên khoa học là Siluriformes)

Họ: Cá chốt (tên khoa học là Bagridae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Địa điểm thu mẫu: Mẫu cá được thu tại Phú Tân, Châu Phú, Tân Châu, An Phú, Châu Đốc.

Kích thước: Mẫu cá thu được có kích thước từ 3.5-20cm ứng với trọng lượng từ 0.6-50.6g. Cá có kích thước lớn nhất đạt đến 80cm.

Phân bố: Cá lăng vàng là loài cá bản địa phân bố trong các thủy vực nước ngọt và nước lợ vùng ĐBSCL và vùng miền Đông Nam Bộ.

Đặc điểm sinh học: Cá Lăng là loài cá có kích cỡ lớn. Sau một năm đạt chiều dài 22 – 25 cm, sau hai năm chiều dài tăng gấp đôi, những năm sau tốc độ tăng trưởng chiều dài chậm lại, nhưng khối lượng cá tăng lên đáng kể. Theo Mai Đình yên (1993) cá lăng có cỡ tối đa nặng tới 40 kg. Cá lăng là loài cá dữ. Cá nhỏ có phổ thức ăn khá rộng bao gồm: côn trùng, giun ít tơ, rễ cây… Cá ăn chủ yếu các loại tôm cua, cá…
Cá thành thục sinh sản sau ba năm tuổi. Khi sinh sản cá di cư lên vùng trung lưu, nơi có nước chảy và đẻ trứng vào các hang đá, hốc ngầm tự nhiên hay đào vũng đẻ. Cá thường sinh sản vào tháng 5 – 6.

Giá trị kinh tế: Cá lăng là một trong những loài cá nheo (da trơn) có giá trị kinh tế cao và thịt thơm ngon.

Khai thác: Ngư cụ được dùng khai thác: Cào, câu giăng, lưới rê, cụp, chài quăng, lưới chài…

Mùa vụ khai thác: Từ tháng 3 – 12.

Hiện trạng nghiên cứu và phát triển: Sản lượng cá tự nhiên ngày một suy giảm nghiêm trọng do trình trạng lạm thác cũng như chưa có biện pháp thích hợp để bảo vệ nguồn lợi các loài cá này. Việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cũng như ương nuôi là một vấn đề cần quan tâm. Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm, Tp.HCM đã thành công trong việc cho cá Lăng vàng sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá giống góp phần thúc đẩy nghề NNTTS phát triển theo hướng bền vững và hướng tích cực bảo vệ loài cá quí này.


Nguồn: Điều tra, nghiên cứu về sự hiện diện của các loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh An Giang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Tp Hồ Chí Minh 4/2007.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
450
Tuần này:
4146
Tháng này:
16498
Năm 2024:
60094

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17