Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Nhông cát Rivơ

Tên khoa học: Leiolepis reevesii Gray, 1831

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thằn lằn

Bộ: Bò sát có vảy (tên khoa học là Squamata)

Họ: Nhông cát (tên khoa học là Leiolepidinae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nhông cat rivơ còn có tên gọi khác là Bồn bồn (Tĩnh Gia), Cối cối (Huỳnh Lưu) Nhông cát (Diễn Châu), Chôông (Nghi Lộc), Đông (Nghi Xuân).

Chiều dài thân đến 150mm, chiều dài đuôi đến 350mm. Đuôi tròn phủ vảy nhỏ, có lỗ đùi. Cá thể đực có màu sặc sặc sỡ, lưng có nhiều đốm hình ô van màu vàng hoặc da cam, viền ngoài đốm màu xám nhạt. Cá thể cái có các hình ô van nhạt màu và mờ hơn con đực. Có hai sọc màu nâu nhạt chạy từ phía sau đến gốc đuôi, dải này liên tục ở cá thể cái, ngắt quãng ở cá thể đực. Vùng sườn màu đen có các vệt trắng đục, vào mùa sinh sảnh đôi khi có những vệt màu hồng.

Nơi sống trong các hang hốc ở vùng cát ven biển.

Nguồn thức ăn là các loại mầm cây non, hoa, rễ, củ, đôi khi ăn cả ấu trùng sâu bọ và sâu bọ.

Mùa sinh sản từ tháng 05 đến tháng 9, thường đẻ từ 2 - 3 trứng và các hố cát sau đó lấp cát lên trên trứng.

Phân bố ở vùng cát ven biển từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận.

Giá trị sử dụng là dùng làm thực phẩm, nuôi làm cảnh. Loài nầy thường bị săn bắt và bán ở các khu vực ven biển làm món ăn đặc sản.

Nguồn: Nhận dạng một số loài Bò sát - Ếch nhái ở Việt nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2005.(Nguyễn Văn sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Vũ Khôi)

 

Bành Thanh Hùng, sưu tầm.

Trưởng phòng Bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
30
Hôm nay:
1005
Tuần này:
3198
Tháng này:
14916
Năm 2024:
41820

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10