Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cá chép

Tên khoa học: Cyprinus carpio Linnaeus, 1758

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Dây sống (tên khoa học là Chordata)

Bộ: Cá Thiểu (tên khoa học là Cypriniformes)

Họ: Cá thiểu (tên khoa học là Cyprinidae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Địa điểm thu mẫu: Cá chép có tên tiếng Anh là Common carp. Mẫu cá được thu tại ao nuôi huyện Châu Phú tỉnh An Giang.
Kích thước : Ở Việt Nam cá lớn nhất nặng 13kg, trung bình đạt 1kg; trên thế giới có con nặng hơn 20kg.
Phân bố: Cá rất phổ biến trên thế giới. Ở miền nam Việt Nam không có cá chép gốc địa phương mà là cá nhập nội từ phía Bắc vào.
Đặc điểm sinh học: Cá chép sống ở hầu hết các thủy vực nước ngọt ao hồ, đầm ruộng, sông suối. Cá sống tầng giữa và tầng đáy. Nhiệt độ thích hợp 20 -27oC. Cá sống ở nước ngọt, đôi khi sống ở đầm nước lợ với hàm lượng muối tới 14 ‰. Thức ăn của cá chép chủ yếu là các loài sinh vật đáy như nhuyễn thể, giun, ấu trùng, côn trùng, mùn bã hữu cơ, củ thực vật, mầm non thực vật… Cá nuôi trong ao có thể đạt trọng lượng như sau: 0,3-0,5kg/1 năm; 0,7-1kg/2 năm; 1-1,5 kg/ 3 năm. Cá nuôi ở ruộng ngập nước vào mùa mưa (vùng ĐBSCL) sau 6-7 tháng đạt trọng lượng 0,5-0,8 kg/con. Cá chép thành thục sau một năm tuổi. Cá thành thục và đẻ tự nhiên trong ao, hồ, kênh, rạch… Nơi nước tĩnh, có cây cỏ thủy sinh  là nơi thích hợp cho cá đẻ trứng dính vào giá thể. Cá thường đẻ vào sáng sớm đôi khi kéo dài đến trưa. Cá chép đẻ nhiều lần trong năm. Mùa vụ đẻ chính vào tháng 2 – 3 và tháng 8 – 9 trong năm. Cá 1,5 kg đẻ được 180,000 – 210,000 trứng.
Giá trị kinh tế: Thịt cá ăn rất ngon. Cá chép được xếp vào loại cá nuôi quan trọng ở nước ta, rất có giá trị kinh tế.
Khai thác: Ngư cụ được dùng khai thác: Lưới kéo, câu.
Mùa vụ khai thác: Quanh năm.
Hiện trạng nghiên cứu và phát triển: Đây là loài cá bản địa có giá trị kinh tế đã được sinh sản nhân tạo. Hiện đang là đối tựơng nuôi kinh tế ở ĐBSCL.


Nguồn: Điều tra, nghiên cứu về sự hiện diện của các loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh An Giang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Tp Hồ Chí Minh 4/2007.


Bành Thanh Hùng, sưu tầm
Phòng Bảo vệ rừng và bao tồn thiên nhiên

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
1095
Tuần này:
3288
Tháng này:
15006
Năm 2024:
41910

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10