Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cá mè vinh

Tên khoa học: Barbodes gonionotus Bleeker, 1850

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Dây sống (tên khoa học là Chordata)

Bộ: Cá Thiểu (tên khoa học là Cypriniformes)

Họ: Cá thiểu (tên khoa học là Cyprinidae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Địa điểm thu mẫu: Cá mè vinh co tên tiếng Anh: Java barb. Mẫu cá được thu tại hầu hết các huyện trong tỉnh.
Kích thước : Trong tự nhiên, phần lớn cá đánh bắt được là những nhóm cá nhỏ có kích thước từ 3.7-18.5cm. Kích thước tối đa có thể đạt đến 33 – 35 cm.
Phân bố: Ở Việt Nam cá phân bố rộng rãi trong các sông rạch miền Nam, nhưng vẫn phát triển bình thường ở thủy vực nước lợ với nồng độ muối 7‰. Trên thế giới cá phân bố ở Lào, Thái Lan, Indonesia , Java, Borneo, Sumatra và Campuchia.
Tại An Giang, cá phân bố rộng khắp ở các thủy vực trong tỉnh.
Đặc điểm sinh học: Cá trưởng thành ăn tạp thiên về thực vật, khi thức ăn chính không đủ thì cá dễ dàng chuyển qua các loại thức ăn khác kể cả mùn bã hữu cơ.
Theo Phạm Văn Khánh và Nguyễn Thị Nga (1998) ngưỡng nhiệt độ của cá Mè Vinh từ 14 – 41,50C, ngưỡng oxy của cá ( 17 – 25gr) ở nhiệt độ 28 – 300C là 0,72mg/L và cỡ cá 126 – 206gr là 0,65mg/L. Cá vẫn sống bình thường ở độ mặn 10‰ (thời gian theo dõi là 15 ngày).
Mùa vụ thành thục trong tự nhiên của cá Mè Vinh từ tháng 3 – 8, trong điều kiện nuôi nhân tạo cá có thể thành thục từ tháng 1 và mùa sinh sản kéo dài đến tháng 9 – 10. Ngoài tự nhiên sức sinh sản tuyệt đối của cá (số lượng trứng) dao động từ 93,000 – 217,000 đối với cỡ cá 150gr – 300gr. Sức sinh sản tương đối (cỡ cá 150gr – 300gr) từ 700 – 900 trứng/gram thể trọng. Trứng cá thuộc dạng bán trôi nổi. Trong điều kiện nhiệt độ nước từ 27 – 290C, thời gian phát triển của phôi khoảng 12 giờ, thời gian nở hết lứa trứng kéo dài 5 – 6 giờ.
Giá trị kinh tế : Đây là loài cá quí ở ĐBSCL, thịt thơm ngon, sản lượng ngoài tự nhiên cao, mùa vụ khai thác quanh năm, là loài cá dễ nuôi, lớn nhanh, là nguồn thực phẩm quen thuộc của người dân, đối tượng nuôi phổ biến ở ĐBSCL. Có giá trị kinh tế cao.
Khai thác: Ngư cụ được dùng khai thác: Chài, lưới, cào, chà, vó.
Mùa vụ khai thác: Quanh năm
Hiện trạng nghiên cứu và phát triển: Đây là loài cá nuôi phổ biến, nguồn giống cũng được chủ động thông qua sinh sản nhân tạo. Cá được nuôi theo nhiều hình thức từ ao hồ, bè cho đến các hình thức nuôi kết hợp.

Nguồn: Điều tra, nghiên cứu về sự hiện diện của các loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh An Giang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Tp Hồ Chí Minh 4/2007.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm
Phòng Bảo vệ rừng và bao tồn thiên nhiên

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
10
Hôm nay:
756
Tuần này:
3562
Tháng này:
10170
Năm 2024:
53766

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17