Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Đại bàng đầu trọc

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Chim

Bộ: Cắt (tên khoa học là Falconiformes)

Họ: Ưng (tên khoa học là Accipitridae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn ảnh: http://hlasek.com

Đặc điểm hình dạng:
Chiều dài thân: 102 - 112. Độ dài cánh 715 – 843 mm. Kích thước lớn. Toàn thân có màu nâu sẫm (trông như màu đen), sải cánh rất dài, rộng, đuôi ngắn hình chiếc nêm, có đường viền răng cưa chạy dọc theo mép sau cánh. Chân màu xám bạc. Khi bay ở độ cao nhìn thấy đôi cánh bằng giăng ra như “cánh cửa nhà kho đang bay”. Lượn với đôi cánh uốn xuống ở khớp mút cánh; ít khi vỗ cánh.
Đặc điểm sinh học - sinh thái:
Bay lượn kiếm ăn ở những nơi trống trải, rừng cây gỗ, trên các vùng địa hình thấp. Gặp “lang thang” hay “bay qua” ở Mianma, Thái Lan, Malaixia, Campuchia và vùng Đông Bắc Việt Nam.
Phân bố địa lý:
Việt Nam:Hà Tây, Bắc Kạn, Thái Nguyên (dạng “lang thang”).
Thế giới:Bắc cực và vùng phụ cận. Ấn Độ; Trung Quốc; Đài Loan. Đông Nam Á: di trú ở Đông Bắc và Nam Burma; Đông Bắc Thái Lan; Hồng Kông.
Giá trị: Là loài chim lớn nhất được tìm thấy ở Việt Nam, rất hiếm.
Tình trạng: Loài di cư, hiếm. Loài gần bị đe doạ (NT) Trên thế giới
Tài liệu:
Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps (2000). Chim Việt Nam. NXB Lao Động – Xã Hội.
Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy (1998). Động vật rừng. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
King, B.F., Woodcoock, M. and E.C. Dickinson (1993), Birds of South-East Asia, Harper Collins Publisher, Hong Kong.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
1046
Tuần này:
3239
Tháng này:
14957
Năm 2024:
41861

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10