Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bướm Phượng cánh chim cánh liền

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Bướm

Bộ: Cánh vẫy (tên khoa học là Lepidoptera)

Họ: Bướm phượng (tên khoa học là Papilionidae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn: http://www.picasaweb.google.com
Nguồn: http://www.naturemagies.com


Đặc điểm nhận dạng:
Mặt trên con đực có màu nền nhung đen với mép nền màu hơi sáng; phần lớn diện tích cánh sau có màu vàng rực rỡ với những mảng đen chạy xung quanh mép cánh tạo thành viền đen vàng zíc zắc, mép trong cánh sau có lông rõ rệt ở phần gần gốc cánh. Mặt trên cánh trước: màu đen nâu, phần lớn diện tích vùng trung tâm màu đen, các khoảng giữa các gân cánh và mép cánh cũng màu đen, các gân màu nâu đen; cánh sau con cái: mép cánh zíc zắc đen vàng và dính liền với đỉnh zíc zắc đen có một số đốm đen to hình mũi tên chĩa vào giữa ô cánh, một số đốm gần mép trên không dính liền. Do đó loài này có tên gọi: Bướm Phượng cánh chim chấm liền; gốc cánh màu đen; phần lớn vùng trung tâm và khoảng nhỏ còn lại của cánh sau màu vàng. Con cái thường lớn hơn con đực. Sải cánh: 140-170mm.
Sinh học sinh thái:
Có thể gặp chúng ở những nơi trống trải với độ cao khác nhau. Chúng thường bay cáo giống như một con chim. Bướm đực và bướm cái khá bị hấp dẫn bởi hoa cây Bông ổi, Bướm bạc. Sâu non ăn một số cây thuộc họ chi Mộc hương. Ở nước ta có thể gặp ở vùng rừng rậm, mưa nhiều. Loài bướm này thường bay vào lúc bắt đầu có ánh nắng buổi sáng và buổi chiều tà, chúng bay với tốc độ vừa phải, không cao và không hay đậu trên các bụi cây có hoa. Do đó chúng rất dễ bị vào vợt của người sưu tầm. Chúng bay cặp đôi để giao phối vào buổi hoàng hôn của mùa hè. Ở Thái Lan đã nhân nuôi loài này thành công.
Phân bố:
Phân bố từ Ne-pan và Đông Bắc Ấn Độ đến Nam Trung Quốc, bán đảo Mã - lai và đảo San-đa. Đây là loài phổ biến ở khắp Việt Nam. Tên bướm được phiên dịch từ tiếng la tinh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Giá trị:Là loài bướm đẹp được các nhà sưu tầm ưa chuộng, các nhà buôn mua với giá đắt và được đánh giá là một trong các loài bướm đẹp nhất thế giới. Tuy là loài bướm phân bố rộng trong nước nhưng rất hiếm gặp và chũng đã và đang là đối tượng bị thu bắt để trao đổi, buôn bán trong nước và trên thị trường quốc tế. Số lượng cá thể của chúng ở một số nơi sẽ bị suy giảm mạnh do tốc độ phá rừng.
Là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (SĐVN) các năm 2000, 2007. Vùng sinh sống của chúng phần lớn đang thuộc các khu rừng cấm quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Trước mắt cần nghiêm cấm việc thu bắt loài này với mục đích buôn bán, trao đổi không thuộc kế hoạch của nhà nước. Bảo vệ rừng tự nhiên, nhất là những vùng rừng nhiệt đới ẩm nơi loài này sống thích hợp và nên nhân nuôi chúng để bổ sung số lượng.
Tài liệu dẫn:
Đặng Thị Đáp (2008), “ Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm Vườn Quốc Gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn của chúng”.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
955
Tuần này:
3761
Tháng này:
10370
Năm 2024:
53966

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17