Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Ưng ấn độ

Tên khoa học: Chưa xác định

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Chim

Bộ: Cắt (tên khoa học là Falconiformes)

Họ: Ưng (tên khoa học là Accipitridae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn ảnh: http://mangoverde.com
Đặc điểm hình dạng
Kích thước:
Cánh (đực): 220 - 240, (cái): 228 - 270; đuôi: 200; giò: 65; mỏ: 29mm; cánh: 195-270 mm.
Chim trưởng thành:
Trán, đỉnh đầu và lông mào ở gáy xám đen nhạt, hai bên đầu và cổ hơi nhạt hơn nhưng các lông đều có thân lông thẫm. Mặt lưng nâu thẫm, lông bao trên đuôi có mút trắng. Đuôi nâu nhạt với mút lông trắng và năm vạch ngang nâu thẫm. Lông cánh có vằn nâu thẫm, pbiến lông trong trắng ở phần dưới chỗ khuyết. Cẵm, họng và ngực trắng với một dải dọc ở giữa chạy từ cằm đến ngực. Ở ngực có nhiều vệt nâu hung tươi. Dưới cánh trắng tinh. Phần còn lại ở mặt bụng trắng và nâu hung thẫm.
Chim non:
Mặt lưng nâu thẫm, mỗi lông đều viền hung nâu. Phần trên cổ hung nâu có điểm đen. Các lông ở đầu viền hung rộng. Một dải rộng trên mắt hung nâu có vệt đen. Mặt bụng hung nâu hay hung nhạt, họng và ngực có nhiều vệt nâu thẫm, đùi ít nhiều có vằn. Mắt vàng mỏ màu nâu sừng. Sống và chóp mỏ đen nhạt, góc mép vàng nhạt. Da gốc mỏ và mí mắt vàng lục nhạt chân vàng xỉn.
Tiếng kêu: Chói tai “he he hehehehe” và “chiup” khi hoảng sợ.
Đặc điểm sinh học - sinh thái
Sống ở rừng cây lá rộng, rừng hỗn giao cây lá rộng cây lá kim. Trên độ cao 1,950 m
Phân bố địa lý
Việt Nam:Bắc Kạn, Nghệ An (Phủ Quỳ) và Quảng Trị.
Thế giới:Nam Ấn Độ; Himalaya; Nam Trung Quốc; Hải Nam; Đài Loan; Philippin;các quần đảo: Sumatra, Java, Borneo, Sulawesi của Brunei, Indonesia, Malaysia. Đông Nam Á: Cư trú trên độ cao 6,000 ft.
Giá trị:
Tình trạng: Loài định cư. Gặp không thường xuyên.
Tài liệu:
Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps (2000). Chim Việt Nam. NXB Lao Động – Xã Hội.
Võ Quý (1981). Chim Việt Nam – Hình thái và phân loại, tập 2. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
King, B.F., Woodcoock, M. and E.C. Dickinson (1993), Birs f South-East Asia, Harper Collins Publisher, Hong Kong.

Bành Thanh Hùng, Sưu tầm

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
915
Tuần này:
3721
Tháng này:
10329
Năm 2024:
53925

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17