Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bướm Phượng đuôi kiếm răng nhọn

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Bướm

Bộ: Cánh vẫy (tên khoa học là Lepidoptera)

Họ: Bướm phượng (tên khoa học là Papilionidae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn:www.google.com.vn/imgres?q=Teinopalpus+aureus&um
Đặc điểm nhận dạng:
Hình thể của của bướm cái và bướm đực rất khác nhau. Bướm đực có thân, cánh màu nâu và những đốm vàng, xanh xen lẫn. Một dải màu vàng xanh nằm ở giữa cánh trước và một mảng vàng lớn nằm ở cánh sau. Con đực có 1 chiếc đuôi dài nổi bật ở cuối cánh sau trong khi bướm cái không có màu vàng xanh đặc trưng này. Có một mảng màu trắng hình ngũ giác ở cánh sau và những chiếc đuôi dài, mỏng. Con đực có đuôi dài ở mạch cánh thứ 4, còn con cái có đuôi dài ở mạch cánh thứ 4, ngắn hơn ở mạch thứ 6, ngắn hơn nữa ở mạch thứ 2,3 và 5. Con đực nhỏ hơn con cái. Kiểu cánh giống T.imperialis. Tuy nhiên loài này có đốm màu vàng chanh ở cánh sau con đực chiếm gần 1/3 buồng giữa; đường giữa cánh sau con cái gân thẳng. Sải cánh: 65-90mm.
Sinh học sinh thái:
Chưa có những ghi nhận về loài này, cũng như các loài thức ăn của ấu trùng bướm. Thường gặp ở vùng rừng rậm, có lượng mưa nhiều. Bướm thường sống ở những nơi rừng rậm, ẩm... Thường xuất hiện vào buổi sáng trời nắng, bay rất khoẻ và nhanh bay khá cao nên khó bắt. Có thể sống ở các độ cao từ 1.800m – 3.000 m. Con đực ưa thích đỉnh núi, trong khi đó con cái giới hạn ở nơi có nhiều loài cây họ Magnoliaceae. Đã phát hiện thấy con đực xuất hiện vào tháng 4 trên đỉnh núi ở độ cao 1.900m từ 8.30-9.00 giờ sáng đến 11-12 giờ trưa.
Phân bố:
NamTrung Quốc ( Zhejiang và Yunnan), Đảo Hải Nam, Việt Nam. Ở Việt Nam gặp ở các rừng ẩm ở Sapa, Cao Bằng, Tam Đảo, các Vườn quốc gia và khu Bảo tồn thiên nhiên giáp với Trung Quốc.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là một loài rất hiếm, chỉ sống trên các đỉnh núi cao với khí hậu ôn đới, mát mẻ. Loài chỉ thị cho sự duy trì môi trường sống rừng nhiệt đới trên núi cao. Đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam, 2007. Quan trọng nhất là bảo vệ môi trường sống của chúng ở các vùng núi cao, ở Tam Đảo nên bảo vệ tốt đỉnh Rùng Rình và các đỉnh cao khác, cấm chặt phá rừng và các hoạt động thu bắt.
Tài liệu dẫn:
Đặng Thị Đáp (2008), “ Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm Vườn Quốc Gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn của chúng”.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
18
Hôm nay:
1355
Tuần này:
3595
Tháng này:
15947
Năm 2024:
59543

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17