Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Đại bàng đầu nâu

Tên khoa học: Chưa rỏ

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Chim

Bộ: Cắt (tên khoa học là Falconiformes)

Họ: Ưng (tên khoa học là Accipitridae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn ảnh: http://www.vulkaner.no
Trung tâm Đa dạng sinh học
Đặc điểm hình dạng
Chiều dài thân: 72-83cm. Chiều dài cánh 570 – 665 mm. Là loài đại bàng có kích thước lớn, đôi cánh dài, đầu dô và đuôi khá dài. Thường bay vút lên và lượn với đôi cánh bằng hoặc hơi nâng lên. Hay đậu ở nơi cao. Chim trưởng thành: Có màu tối ở gáy và đỉnh đầu màu xám bạc, đuôi màu xám bạc mút đuôi có màu tối phía trên và đặc điểm nhận biết là có những vằn ngang màu trắng ở hai bên đuôi (Khó nhìn thấy). Chim non: Có màu cát nâu nhạt với lông cánh và đuôi, có màu tối tương phản, một đám sọc màu tối nổi ngang ngực, đường viền cánh màu trắng.
Phần lưng dưới và phần lưng trên đuôi có một mảng to màu kem. Chim sắp trưởng thành: Dần dần có bộ lông của chim trưởng thành trong vòng 6 năm trở đi, 3 năm đầu giữ hình dáng chim non và sau đó lông chuyển ố bẩn.
Tiếng kêu: Trầm, lặp đi lặp lại “owk”
Đặc điểm sinh học - sinh thái
Đại bàng đầu nâu cư trú ở vùng địa hình rừng núi và đồng bằng thấp, trống trải (lên đến độ cao khoảng 400m), thường di chuyển đến vùng cao mỗi khi bị tác động mạnh và mất nơi ở. Tại khu vực Trung và Đông châu Âu người ta còn gặp chúng làm tổ lên đến độ cao 1.000m, cả trong các khu vực đồng cỏ, hay vùng sản xuất nông nghiệp. Người ta còn gặp chúng trong các khu rừng gần sông suối và có vẻ như chúng thích trú đông gần các vùng đất ngập nước. Các địa điểm đã quan sát thấy Đại bàng đầu nâu ở Việt Nam thuộc miền núi và vùng ven biển.
Phân bố địa lý
Việt Nam:Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Thế giới:Bắc cực và vùng phụ cận. Ấn Độ; Trung Quốc; Đài Loan. Đông Nam Á: di trú ; Bắc Lào; Hồng Kông.
Giá trị: Là loài chim ăn thịt rất hiếm ở Việt Nam.
Tình trạng: Loài di cư, gặp không thường xuyên. Loài sẽ nguy cấp(VU) trên thế giới.
Tài liệu:
Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps (2000). Chim Việt Nam. NXB Lao Động – Xã Hội.
Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy (1998). Động vật rừng. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
King, B.F., Woodcoock, M. and E.C. Dickinson (1993), Birds of South-East Asia, Harper Collins Publisher, Hong Kong.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
16
Hôm nay:
733
Tuần này:
3539
Tháng này:
10147
Năm 2024:
53743

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17