Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Diều đầu trắng

Tên khoa học: Chưa xác định

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Chim

Bộ: Cắt (tên khoa học là Falconiformes)

Họ: Ưng (tên khoa học là Accipitridae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Nguồn ảnh: http://haryana-online.com
Trung tâm Đa dạng sinh học
Đặc điểm hình dạng
Kích thước:
Cánh (đực): 384 - 420, (cái): 405 - 435, đuôi (đực): 224 - 228, (cái): 244 - 256; giò: 91 - 95; mỏ: 29 - 32mm.
Chim đực trưởng thành
Đỉnh đầu, hai bên đầu cổ và phần trên lưng thay đổi từ trắng đến hung nâu nhạt, mỗi lông đều có vệt rộng nâu đen ở giữa lông. Lưng vai và các lông bao cánh phía trong nâu thẫm với các điểm trắng hay hung ở mút lông. Hông nâu. Trên đuôi trắng có vằn xám vòng theo mép lông.
Lông đuôi xám, phớt trắng ở mép phiến trong của các lông ngoài 5 lông cánh sơ cấp ngoài cùng đen nhạt, phần gốc các lông này trắng, lông thứ sáu xám và đen nhạt, các lông cánh khác và các lông bao cánh lớn và nhỡ phía ngoài xám với mút lông màu nhạt hơn và có điểm đen ở gần mút lông. Mặt bụng trắng có vệt rộng, đen nhạt ở họng và ngực, ở các chỗ khác các vệt đen rất hẹp.
Chim cái:
Nhìn chung cũng toàn màu nâu như chim cái Cirucs melanoleucos nhưng kích thước lớn hơn. Các lông ở đỉnh đầu, gáy, cổ và phần trên lưng hung nhạt hay hung nâu nhạt có vệt nâu thẫm rộng. Vai và lông bao cánh cũng ít nhiều viền hung hay hung nâu. Trên đuôi hung xám lẫn trắng. Các lông đuôi giữa nâu thẫm, với mút và các dải ngang màu nhạt hơn, các lông đuôi hai bên không có các dải ngang, màu hơi nhạt hơn và mép phiến trong phớt hung.
Mặt bụng phớt hung nâu, phần dưới ngực hầu như cùng màu hung nâu, cằm và họng hung nâu với vệt dọc ở thân lông. Mắt vàng cam. Mỏ đen, mút mỏ xám chì, gốc mỏ vàng nhạt. Da gốc mỏ vàng xỉn. Chân vàng nhạt.
Tiếng kêu: Yếu “kyik” hoặc “chek-ek-ek-ek”
Đặc điểm sinh học - sinh thái
Khu vực sống rộng. Sống ở đầm lầy, cánh đồng lúa và hầu hết các vùng đất thấp.
Phân bố địa lý
Việt Nam:Loài nảy có ở khắp các vùng từ Bắc đến Nam, nhưng tập trung nhiều ở vùng đồng bằng, nhất là vùng Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Thế giới:Đông Bắc châu Á, từ Xibia đến đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên. Mùa đông chúng di cư xuống phía Nam từ Nam Trung Quốc, Đông Dương đến Philipin.
Giá trị:
Tình trạng:
Tài liệu:
Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps (2000). Chim Việt Nam. NXB Lao Động – Xã Hội.
Võ Quý (1981). Chim Việt Nam – Hình thái và phân loại, tập 2. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
King, B.F., Woodcoock, M. and E.C. Dickinson (1993), Birds of South-East Asia, Harper Collins Publisher, Hong Kong.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm
Nguồn:

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
13
Hôm nay:
669
Tuần này:
1723
Tháng này:
14075
Năm 2024:
57671

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17