Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Chanh

Tên khoa học: Citrus aurantifolia (Christm et Panzer) Swingle (C. medica L. var. acida Hook.f.)

Tên đồng nghĩa: Chanh, Chanh ta

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Họ: Cam quýt (tên khoa học là Rutaceae)

Chi: Cam chanh (tên khoa học là Citrus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Lợi tiểu, Thông mật, viêm đường tiết niệu

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả dạng cây: Cây gỗ nhỏ cao 3-4m hay hơn, thân có nhiều cành; gai ở cành thẳng, dài 1cm, còn gai ở thân dài 2-3cm. Lá nhỏ, hình bầu dục, nguyên, hơi dai và màu lục bóng, dài 4-6cm, rộng 3-4cm, có nhiều tuyến nhỏ; cuống lá có đốt, dài 1cm, có cánh hẹp. Hoa trắng, nhỏ ở nách lá, tập hợp thành nhóm 3-10 cái. Quả có đường kính 3-6cm. hơi dài, màu lục hoặc vàng khi chín; vỏ mỏng dính vào múi; cơm quả chứa nhiều nước, rất chua. Cây ra hoa, kết quả quanh năm.
Bộ phận dùng: Lá, quả, rễ, vỏ. 
Phân bố và sinh thái: Cây của vùng Đông Nam á được trồng ở tất cả các vùng nhiệt đới của thế giới. Ở nước ta, Chanh cũng được trồng nhiều ở đồng bằng miền Trung và miền Nam để lấy quả ăn, khi còn xanh. Ở thành phố Hồ Chí Minh, có một thứ (var, italica Hort) có quả to với múi màu vàng vàng. Người ta thu hái lá quanh năm, dùng tươi hoặc phơi trong râm. Quả thu hái gần như quanh năm. Rễ thu hái vào mùa khô, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Vỏ quả lấy từ những quả già, dùng tươi hoặc treo gần bếp cho khô.
Thành phần hoá học: Trong lá có tinh dầu 0,19%, tinh dầu này chứa terpen 20,5%, alcohol 13,2%, aldehyd 26% ester 23,8%, acid 2% và citropten 2%. Lá còn chứa coumarin, isopimpinellin, bergapten. Vỏ quả chứa glucosid của aureusidin. Dịch quả chứa acid citric, tinh dầu bay hơi chứa citral, limonen, linalol, linalyl acetat, terpineol và cymen. Vỏ cây chứa xanhthyletin.
Tính vị, tác dụng: Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực. Quả có vị chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, khỏi nôn, tiêu thực, sát trùng, sáng mắt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả Chanh được dùng làm thuốc giải nhiệt, giúp ăn ngon miệng, lợi tiêu hoá, chống bệnh scorbut; còn dùng làm thuốc long đờm, trị ho, trị nôn ra mật. Lá Chanh được dùng làm gia vị và cũng được dùng làm thuốc trị sốt rét dai dẳng, cảm cúm, hen phế quản, ho gà và trị bệnh ngoài da, rắn cắn. Ở Đôminica, người ta dùng nước hãm lá uống để trị cao huyết áp; còn lá được dùng làm thuốc trị giun, dùng hãm hoặc sắc rồi pha thêm vào dầu giun. Dịch lá tươi, phối hợp với dầu giun, rau sam, hoà vào nước đun sôi, rồi thêm dầu thông có tác dụng trị giun tốt. Dịch quả thêm mật ong dùng chữa tưa lưỡi. Nước hãm lá dùng uống trị cảm cúm và giúp cho răng mọc tốt.

- Lá dùng trị tức ngực, khó thở, đau mắt, nhức dầu, sâu răng cho can hoa 3 bốc lên. Cũng dùng cho phụ nữ tắc tia sữa, đau sưng vú do huyết hư, hỏa nhiệt. Còn dùng để hạ đờm, chữa ăn uống kém, hay nôn. Ngày dùng 6-10g.

- Quả lấy dịch uống mát, thông tiểu, dùng chữa bệnh tê thấp, bệnh scocbut, bệnh hay nôn mửa, kém ăn, chữa ho, viêm họng. Còn dùng để phòng nhặm mắt cho trẻ sơ sinh.

- Rễ dùng chữa can khí uất, bệnh ictêria, phiền muộn thở dài, bệnh can hỏa vượng (hoa mắt, chóng mặt, mắt mờ. Còn trị ho đờm tức ngực, ho gà, ăn kém, chân tay mỏi mệt. Cũng dùng trị rắn cắn. Ngày dùng 4-8g.

- Vỏ dùng chũa cảm sốt, nhức dầu, ho đờm, tức ngực, chữa bụng đẩy táo bón, không muốn ăn, tỳ vị suy yếu, hay nôn ợ, đau bụng. Ngày dùng 6-10g,

Đơn thuốc - Huyết áp cao, dùng lá chanh hãm uống.

- Tẩy giun, dùng dich lá chanh, dầu giun, rau sam giã nát, hòa trong nước nóng và thêm tính dầu thông uống. Hạt quả chanh cũng được dùng làm thuốc tẩy giun.

- Ho, viêm họng : múi chanh cùng vói muối ăn, dùng ngậm, hoặc rễ chanh 6-12g, sắc nước uống, dùng riêng hay phối họp với rễ dâu tằm.

- Trẻ em trướng bụng, bí đái : Lá chanh giã nhỏ, hấp nóng, đắp vào rốn.

Tình trạng khai tác và bảo vệ tại An Giang: Là loài cây được dùng trong ẩm thực. Được gây trồng nhiều ở vùng nông thôn.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr. 107.

Tài liệu tham khảo: y học cổ truyền huệ tĩnh. Nguồn: tác giả Bùi Xuân Phương.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.494817
Kinh độ: 104.932265

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
18
Hôm nay:
475
Tuần này:
3281
Tháng này:
9889
Năm 2024:
53485

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17