Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Sắn dây

Tên khoa học: Pueraria thomsonii Benth.

Tên đồng nghĩa: Cát căn, Sắn cơm

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Chi: Sắn dây (tên khoa học là Pueraria)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Ít nguy cấp (LG)

Phân hệ: Ít lo ngại (lc)

Công dụng: Mụn nhọt, mẫn ngứa, bệnh ngoài da

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Dây leo dài tới 10m, có khi bò lan mặt đất. Rễ phình to thành củ nạc chứa nhiều tinh bột. Cành non có lông vàng. Lá kép gồm 3 lá chét to, mèm, có mép nguyên hay phân ra 2-3 thùy rõ rệt, có lông nằm rạp cả hai mặt. Chùm hoa ở nách lá, dài 10-40cm. Hoa to, màu tím, rấy thơm. Quả đậu dài 9-19cm, rộng 10m, có lông.

Bộ phận dùng: Rề củ (Cát cản) và lá.

Phân bố, sinh thái: Cây phân bố ỏ Trung Quốc, Ấn Độ, Lào và Việt Nam. Mọc hoang ở rừng và cũng thường được trồng để lấy củ ăn và để làm thuốc.

Từ tháng 10 dến tháng 3, tháng 4 năm sau, ngưòi ta đào củ và và dùng dây trồng luôn. Củ đào lên rửa sạch, bỏ lóp vỏ bên ngoài cắt từng khúc dài 10-15cm, củ to thì bổ dọc, phơi hay sấy, kết họp với xông lưu huỳnh cho đến khô. Muốn chế bột sắn thì giã nhỏ, hòa nước, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần, phơi khô. Lá dùng tươi, có thể thu hái quanh năm.

Tính chất và tác dụng: Trong củ sắn dây, có 12- 15% tinh bột (củ tươi) dến 40% (củ khô), các chất saponozit và một flavonozit là puerarin. Trong dây và lá khô có các thành phần sau tính theo % : protein 16,3, lipit 1,8, gluxit 31,1, xenluloza 31,3, và nhiều axit amin, đáng chú ý là axit asparaginic, axit glutamic, prolin, lơxin.

Theo Y học cồ truyền, Cát căn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải biểu, thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch. 

Công dụng: Được dùng chữa cảm mạo phát nóng không ra mồ hôi, miệng khô, họng khát hoặc là cảm sốt đau các cơ bắp. Còn dùng trị đi lỵ ra máu, ban sởi mới phát, mụn nhọt. Bột sắn dây được dùng để uống cho mát, giải nhiệt hoặc dùng trong việc chế thuốc viên vì nó có tính chất giúp cho viên thuốc dính đồng thời lại dể tả ra để thuốc chóng tác dụng. Lá sắn dây dùng chữa rắn cắn.

Cách dùng: Cát căn thái lát phơi khô rang vàng, ngày dùng 8-20g sắc nước uống. Cũng dùng pha nước uống thay trà. Bột sắn pha nước nguội uống giải nhiệt, giải khát, giải độc. Lá thường dùng tươi giã nát vắt nước uống bã đắp trị rắn cắn.

Tình trạng khai thác bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.

 

Thsỹ. Bành Lê Quốc An, sưu tầm và biên soạn.

Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, NXB. UBKH và KT, 1991, tr.467

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.599760
Kinh độ: 104.965578

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
21
Hôm nay:
697
Tuần này:
2138
Tháng này:
13856
Năm 2024:
40760

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10