Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Ngũ gia bì chân chim

Tên khoa học: Schefflera octophylla (Lour.) Harms

Tên đồng nghĩa: cây chân chim, Nam sâm, cây lằng

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Hoa tán (tên khoa học là Apiales)

Họ: Ngũ gia bì, Nhân Sâm (tên khoa học là Araliaceae)

Chi: Chân Chim (tên khoa học là Schefflera)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Tuyệt chủng (EX)

Công dụng: Thuốc bổ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỡ hay cây to cao tới 15m, có ruột xốp. Lá mọc so le, kép chân vịt, thường có 8 lá chét, mép nguyên, dài 7-17cm, rộng 3-6cm. Hoa nhỏ màu trắng, tụ hợp thành chùm tán ở đầu cành. Trên cuống phụ của cụm hoa, đôi khi có những bông hoa đứng riêng lẻ. Hoa mẫu 5, bầu dưới. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4mm, khi chín màu tím đen, chứa 6-8 hạt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Ra hoa tháng 9-10.

Bộ phận dùng: vỏ thân, vỏ rễ, rễ và lá.

Phân bố, sinh thái: Cây đặc hữu của Đông dương, mọc hoang, thường gặp ở ven rừng, chân núỉ, sườn đồi. Thu hái vỏ thân, vỏ rễ vào mừa xuân, mùa thu, cạo sạch lớp vỏ bần bên ngoài, phơi hay sắy khô. Lá thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Tính chất và tác dung: vỏ thân có khoảng 0,9-1% tình dầu.

Ngũ gia bì chân chim có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, tiêu sưng và làm tan máu ứ. Dịch chiết vỏ thân có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh rõ rệt, chống lạnh, hạ đường huyết.

Công dụng: vỏ thân và và rễ dùng chữa 1. Sổ mũi, cảm cúm phát sốt, đau họng ; 2. Phong thấp đau nhức xương, té ngã tụ máu sưng đau, tê liệt hoặc gân xương co quắp ; 3. Viêm hạch bạch huyết cấp, viêm tinh hoàn, đàn ông liệt dương, đàn bà ngứa âm hộ ; 4. Phù thũng ; 5. Giải độc lá ngón hay say sắn.

Lá dùng ngoài trị viêm da dị ứng, eczema, bỏng.

Dùng vỏ thân, vỏ rễ 15-30g, dạng thuốc sắc. Lá đun sôi lấy nước rửa, tắm.

Phụ nữ cố thai không dùng đuvc.

Đơn thuốc :

- Sổ mũi, sốt, dau họng : Rễ chân kim 15g, Cúc hoa vàng toàn cây 35g, sắc nước uống.

- Phong thấp đau nhức xương : vỏ rễ 180g ngâm trong 500ml rượu hàng ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g.

- Giải độc lá ngón, say sắn : Vỏ giã nát, sắc nước uống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là loại Lâm sản ngoài gỗ. Mọc nhiều trong thiên nhiên trên vùng núi, nhưng do khai thác quá mức, hiện nay rất hiếm gặp trong thiên nhiên, chỉ còn sót lại trong các vườn hộ gia đình bảo vệ. Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.

 

Thsỹ. Bành Lê Quốc An.

Sưu tầm từ nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 408.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.512856
Kinh độ: 104.989815

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
898
Tuần này:
3138
Tháng này:
15490
Năm 2024:
59086

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17