Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: GỪNG

Tên khoa học: Zingiber officinale Rosc

Tên đồng nghĩa: Sinh khương, Can khương

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Gừng (tên khoa học là Zingiberales)

Họ: Gừng (tên khoa học là Zingiberaceae)

Chi: Zingiber (tên khoa học là Zingiber)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Thấp khớp, đau nhức khớp, tê thấp

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thảo cao tới 1m. Thân rễ màu vàng, có mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống, hình mác, có gân giữa hơi trắng nhạt khi vò có mùi thơm. Cán hoa dài cỡ 20cm, mang cụm hoa hình bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thùy gần bằng nhau, nhọn. Cánh môi ngắn hơn các thùy của tràng, màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa màu tím, quả mọng.

Bộ phận dùng: Thân rễ (thường gọi là củ).

Mùa hoa quả: Tháng 5-8.

Phân bố, sinh thái: Cây của Á châu nhiệt đới, Phi châu, được trồng nhiều để lấy củ ăn và làm gia vị (chế cary, nước chấm, mứt, bia, nước uống...), là chất kích thích thơm. Thân rễ đào về, cắt bỏ thân lá và rễ tơ, rửa sạch đất, phơi hay sấy nhẹ đến khô.

Tính chất và tác dụng: Trong củ Gừng có tính dầu mà thành phàn chủ yếu là anpha-camphen, beta- phellandren (phần quan trọng nhất), một cácbua là zingiberen, một rượu sesquitecpen, các phenol (bomeol, geraniol, linalol, zingiberol). Ngoài ra còn có chất nhựa dầu, chất béo, tinh bột và các chất cay nhir Zingeron, zingerola và shogaola. Chưa rõ hết tác dụng dược lý.

Công dụng: Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta dể giúp cho sự tiêu hóa, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa, cảm mạo phong hàn, làm thuốc ra mồ hôi, chữa ho mắt tiếng.

Cách dùng: Gừng sống nhấm từng ít một dùng chữa nôn mửa. Có thể sắc gừng tươi dể uống, ngày dùng 3-6g. Có thể là thuốc pha hoặc ngâm rượu gừng, mỗi ngày dùng 2-5ml để chữa ngoại cảm, bụng trướng dầy, nôn mửa, ho.

Dùng gừng phối hợp với chanh quả, cù sả, mỗi thứ 10g, thái nhỏ, ngâm vói 5g muối và xiro đơn (vừa đủ 100ml) trong 3 ngày, rồi dùng vải vắt kiệt lấy nước, đung trong lọ, đậy kín. Dùng uống trị ho, ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh. Trẻ em dừng 1/2 liều của người lớn.

Gừng khô sắc uống như gừng tươi, dùng khi bị lạnh mà đau bụng, đi ỉa lỏng, mệt lả, nôn mửa.

Gừng sao thật vàng cũng dùng chữa đau bụng lạnh, tay chán lạnh, nhức mỏi tê bại, tê thấp, đầy hơi.

Gừng sao gần cháy cũng dùng như gừng sao và còn trị băng huyết.

Nhân dân ta còn chế mứt gừng và gừng muối. Gừng muối dừng tránh ho và chống lạnh trong mừa dông, nó lại có tác dụng tăng cường muối cho cơ thể, đỡ say nóng và đỡ khát nước trong mùa hè, mà còn chữa chứng đầy bụng, làm thông đường tiêu hóa, sát trùng trong trường họp đau răng và sưng amidan.

Chúng ta có nhiều kinh nghiệm dân gian trong việc dùng gừng, từ những trường họp đơn giản như chữa đau bụng, nôn mửa, ọe... đến những trường hợp phức tạp như tỳ thấp thũng trướng, tay chân phù...

Tình trạng bảo vệ tại An Giang: Được người dân gây trồng nhiều trên hầu hết các đồi núi trong tỉnh, bổ sung và làm phong phú thêm nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi.

 

Thsỹ. Bành Lê Quốc An.

Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.270.

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.494817
Kinh độ: 104.932609

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
214
Tuần này:
4136
Tháng này:
10744
Năm 2024:
54340

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17