Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Hoàng tinh hoa đỏ

Tên khoa học: Polygonatum kingianum Coll et Hemsl.

Tên đồng nghĩa: Hoàng tinh lá mọc vòng, Củ cơm nếp

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Măng Tây (tên khoa học là Asparagales)

Chi: Polygonatum (tên khoa học là Polygonatum)

Thuộc: Sách đỏ

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Thuốc bổ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây cỏ loại sống dai. Thân rễ mập mọc ngang, chia đốt, có khi phân nhánh, hơi lõm, thỉnh thoảng có sẹo lõm, đường kính vết thân có thể tới 2cm, thân củ mẫm màu vàng trắng. Thân mọc đứng nhẵn bóng cao 1-1,5m. Lá hẹp không cuống, mọc vòng 5-10 lá. Đầu lá có mũi nhọn dài, quăn lại. Hoa màu đỏ, mọc rủ xuống ở kẽ lá, mỗi cuống mang 2 hoa hình ống dài 8-15mm.

Mùa hoa quả: Tháng 3-4.

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Polygonati; cũng gọi là Hoàng tinh

Phân bố, sinh thái: Cây mọc nơi ẩm mát, vùng núi cao nhiều nơi ở tỉnh Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An, Yên Bái. Thu hoạch củ vào mùa thu - đông. Rửa sạch, đồ chín, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng đun với nước mật, rồi phơi khô. Đồ và phơi như vậy 9 lần đến khi có màu đen đen như củ Thục địa là được. Nếu không nấu như trên thì vị ngứa không dùng được.
Thành phần hóa học: Thân rễ chứa chất nhầy, tinh bột, đường.
Tính vị, tác dụng: Hoàng tinh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, nhuận tâm phế, ích tỳ vị, trợ gân cốt, thêm tinh tuỷ, đen tóc sống lâu. Ngày nay người ta đã biết Hoàng tinh hoa đỏ có tác dụng bổ, làm hạ đường huyết, làm săn da và làm dịu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Là vị thuốc bổ được dùng chữa các chứng hư tổn, suy nhược, chứng mệt mỏi. Còn được dùng chữa bệnh tăng huyết áp. Dùng ngoài làm thuốc đắp chữa sưng tấy, đụng giập, trĩ. Ngày dùng 12-20g, dạng thuốc bột, thuốc viên, thuốc sắc, hoặc ngâm rượu uống.
Đơn thuốc:
1. Chữa các chứng hư tổn suy nhược: Hoàng tinh nấu và phơi 9 lần, nhai ăn hoặc tán bột ăn với cháo (Nam dược thần hiệu).
2. Mạnh gân xương, làm đen tóc và chữa các bệnh: Hoàng tinh, phối hợp với Thương truật, Địa cốt bì, lá Trắc bá, Thiên môn để ngâm rượu (Vệ sinh yếu quyết).
Ghi chú: ở Trung Quốc, người ta gọi loài này là Đạo hoàng tinh (Hoàng tinh của Vân Nam), cũng được dùng như các loài khác - Polygonatum cyrtonema Hua. P sibiricum Rehd.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Chưa có thông tin. Khuyến khích gây trồng.

Thsỹ. Bành Lê Quốc An, sưu tầm

Nguồn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - Phần Thực vật -  Trang 388.
Tài liệu tham khảo: y học cổ truyền huệ tĩnh. Nguồn: tác giả Bùi Xuân Phương

 

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
4
Hôm nay:
33
Tuần này:
1137
Tháng này:
7745
Năm 2024:
51341

Tin tức trong tháng:6
Tin tức trong năm 2024:16