Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: BƯỚM BẠC

Tên khoa học: Mussaenda pubescens Ait. f

Tên đồng nghĩa: Bươm bướm, Hoa bướm.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Long đởm (tên khoa học là Gentianales)

Họ: Cà phê (tên khoa học là Rubiaceae)

Chi: Mussaenda L., 1753 (tên khoa học là Mussaenda L., 1753)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Ít nguy cấp (LG)

Phân hệ: Phụ thuộc bảo tồn (cd)

Công dụng: Chữa ho, hen

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỏ cao 1-2m. Cành non có lông min. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khí có lông ở mặt dưới. Lá kèm hình sợi. Cụm hoa xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có lá dài phát triển thành bản màu trắng. Quả hình cầu, rất nhiều hạt.

Mùa hoa quả: Hoa: tháng 5-6; quả: tháng 7-10.

Phân bố, sinh thái: cây mọc hoang ở khắp nơi. Cây ưa sáng. Thường mọc thành bụi xen lẫn với nhiều loài cây bụi khác ở chân đồi núi, nơi quang đãng hoặc ven rừng. Cây sống nhiều năm. Tái sinh mạnh bằng hạt và chồi.

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Công dụng: Lợi tiểu; chữa ho, hen, sốt cách nhật, viêm tấy, gẫy xương; giảm đau; chữa tê thấp, khí hư bạch đới.

Tính chắt và tác dụng: Bướm bạc có vi hơi ngọt, tính bình. Có tác dụng hạ nhiệt tri say nóng mùa hè, lương huyết, tiêu viêm.

Công dụng: Thường dùng trị 1. Cảm mạo, sồ mũi, say nắng; 2. Viêm khí quản, viêm hạnh nhân, viêm hầu họng; 3. Viêm thận phù thũng, viêm ruột ỉa chảy; 4. Chảy máu tử cung; 5. Rắn cắn; 6. Viêm mủ da. Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Có người còn dùng rỗ chữa đau bụng kinh, bạch đới và tê thấp.

Cách dùng và dơn thuốc :

  • Phòng ngừa say nắng : Dùng bướm bạc 60-90g, nấu nước uống như trà.
  • Sổ mũi, say nắng: Thân bướm bạc 12g, lá Ngũ trảo 10g, Bạc hà 3g. Ngâm trong nước sôi mà uống.
  • Giảm niệu : Thân bướm bạc 30g, Dây kim ngân tưoi 60g, Mã đề 30g sắc nước uống.
  • Tê thấp : Rễ bướm bạc 20g, rễ Bưỏi bung 12g, gỗ Vang 12g, rễ Sim rừng 8g và Thiên niên kiện 8g sắc uống.
  • Cầm máu : Dùng lá tươi giã đắp.
  • Viêm hạnh nhân (sưng amiđan) do sốt, dùng rễ Bướm bạc 30g, Huyền sâm 20g, rễ Bọ mẩy 10g sắc uống.
  • Chữa lao nhiệt nóng âm trong xương : Rễ Bướm bạc 1 nắm sắc uống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Cho khai thác cây trưởng thành từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Bảo vệ cây con.

 

Bành Thanh Hùng,
Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.70.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.599776
Kinh độ: 104.966125

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
240
Tuần này:
4162
Tháng này:
10770
Năm 2024:
54366

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17