Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cây Sao

Tên khoa học: Hopea odorata Roxb.

Tên đồng nghĩa: Golden oak

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Malvales (tên khoa học là Malvales)

Họ: Dầu (tên khoa học là Dipterocarpaceae)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm hình thái:
 
Thuộc loại cây gỗ lớn, thường xanh, có chiều cao từ 30 đến 40 mét. Thân thẳng, hình trụ cao hay hơi cong, phân cành lớn. Tán rộng, dày. Cành non có lông, sau nhẵn. Lá đơn, mọc cách, hình trái xoan thuôn.
 
Vỏ có màu nâu đen, sần sùi, có nhiều đường nứt dọc, bên trong của vỏ có màu nâu đỏ, nhiều sợi, dày.
 
Đặc điểm sinh thái:
 
Cụm hoa hình chuỳ, ngắn ở nách lá hay đầu cành. Cuống chung có lông xám trắng. Hoa nhỏ màu xám trắng hay vàng, không có cuống. Hoa nở vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 hàng năm.
 
Quả có hai cánh phát triển ở đỉnh. Quả có hình trứng thuôn đều, màu xanh nhạt lúc còn non, khi già chuyển sang màu vàng. Quả chín vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.
 
Phân bổ: 
 
Là loài cây mọc rất rộng rãi trong rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, đôi khi mọc gần như thuần loại, trên đất sâu, dày, ẩm. Cây ưa sáng, tăng trưởng được xếp vào loại trung bình, mọc khoẻ, tái sinh hạt tốt dưới tán rừng thưa, cây con chịu bóng che một phần. Nhìn chung, là loại cầy mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Nam.
 
Giá trị:
 
Giác màu trắng, lõi màu vàng nhạt hơi xám, gỗ thuộc loại gỗ tốt, dễ chế biến, không bị mối mọt, hệ số co rút 0,39 – 0,55. Gỗ cứng, nặng, tỷ trọng 0,710 – 0,890. Lực nén song song từ 500 – 700kg/cm2 , lực uốn tĩnh từ 1,110 – 1,450kg/cm2 , Lực đập sung kích 0,55 – 0,66kg/m , lực kéo thẳng góc từ 29 – 39kg/cm2 , lực tách ngang từ 15 – 26kg/cm. Công dụng của gỗ được sử dụng nhiều trong xây dựng, đóng tàu, ghe và đồ dùng gia đình.
 
Tình trạng bảo tồn tại An Giang:
 
Đựơc chọn là cây trồng chính của rừng phòng hộ trên đồi núi trong tỉnh. Ngoài ra, cũng được hộ gia đình trồng tại các Đình, Chùa, tuyến dân cư và trồng cây trong nội ô thành phố, công sở tạo bóng mát, góp phần nâng độ che phủ trong toàn tỉnh.
 
Bành Lê Quốc An, biên soạn từ nguồn: * 100 loài cây bản địa, Cục Phát triển lâm nghiệp, tr 104 – 105; Cây gỗ trong kinh doanh, NXBNN-1990, tr 55.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
134
Hôm nay:
342
Tuần này:
4038
Tháng này:
16390
Năm 2024:
59986

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17