Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bạc hà

Tên khoa học: Alcasia odora C.Koch.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Lamiales (tên khoa học là Lamiales)

Họ: Hoa môi (Húng) (tên khoa học là Lamiaceae)

Chi: Mentha (tên khoa học là Mentha)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét

Độ cao: <30m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây thường tạo thành đám gồm nhiều chồi ngắn hoặc dài mọc ngầm và khí sinh cùng với những thân vuông cao 0,30-0,70m, thường phân nhánh.

thuôn hoặc hình ngọn giáo, dài 4-6cm, rộng 1,5-2,5cm, màu lục tới lục hồng, mép có răng.

Hoa nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, tập hợp thành một loại bông dày đặc thường bị gián đoạn. Toàn thân có lông và có mùi thơm. Mùa hoa tháng 6-9.

Phân bố và đặc điểm sinh thái: Cây của vùng Âu, á ôn đới. Ở nước ta có những cây mọc hoang ở vùng núi cao và những chủng nhập trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng thân ngầm hoặc bằng thân cây trên mặt đất cắt đoạn dài 15-30cm. Cây ưa đất xốp, giàu mùn, ẩm ướt, thoát nước nhưng đủ độ ẩm. Có thể trồng quanh năm. Thu hái khi cây bắt đầu phân nhánh hoặc ra hoa, đem sấy khô ở nhiệt độ 30-400C cho đến khô, hoặc phơi trong râm. Khi đã cắt cây sát gốc, thì bón phân để cây phát triển lại và sống lâu.

Bộ phận dùng: Lá - Folium Menthae, và phần cây trên mặt đất - Herba Menthae Arvensis, thường gọi là Bạc hà.

Thành phần hoá học: Cây có chứa tinh dầu 0,5-1,5%, trong đó có L-menthol 65-85%, menthyl acetat, L-menthon, L-pinen, L-limonen và flavonoid.

Tính vị, tác dụng: Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa. Tinh dầu có tác dụng sát trùng, gây tê tại chỗ, có thể gây ức chế làm ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. Nú kớch thích sự tiết dịch tiêu hoá, đặc biệt là mật, chống sự co thắt của các cơ quan tiêu hoá và ngực. Còn có tác dụng tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, sốt, đau họng, viêm hầu, ho; 2. Giai đoạn đầu của bệnh sởi; 3. Chứng khó tiêu, đầy bụng, đau bụng; 4. Ngứa da. Mỗi lần dùng 2-6g phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống.

Cũng thường dùng thuốc hãm để kích thích tiêu hoá, chữa trướng bụng, đau bụng. Nước xông Bạc hà (có thể phối hợp với các cây có tinh dầu khác) rất hiệu quả đối với cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng. Cũng dùng làm thuốc sát trùng và xoa bóp nơi sưng đau. Nước cất Bạc hà (sau khi gạn tinh dầu) đã bão hoà tinh dầu nên rất thơm (hoặc 1-2ml tinh dầu trong 1 lít nước đã đun sôi để nguội) dùng để pha thuốc súc miệng, làm thuốc đánh răng cho thơm và sát trùng răng miệng, họng. Có thể uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê để giúp tiêu hoá. Ðau bụng, ỉa chảy, uống mỗi lần 4-6 thìa cà phê vào lúc đau. Còn dùng dưới dạng cồn Bạc hà (lá Bạc hà 50g, tinh dầu Bạc hà 50g, rượu vừa đủ 1 lít) ngày dùng nhiều lần, mỗi lần 5-10 giọt cho vào nước chín mà uống.

Ðơn thuốc:

1. Cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, dùng Bạc hà 5g, hạt Quan âm, Cúc hoa vàng mỗi vị đều 10g. Kinh giới 7g, Kim ngân hoa 15g, sắc uống.

2. Ðau họng: Dùng Bạc hà 5g, Ngưu bàng, Huyền sâm, Cát cánh, Cam thảo mỗi vị 10g sắc uống.

Ghi chú: Phụ nữ cho con bú không nên dùng nhiều, vì nó giảm sự tiết sữa. Húng cây - Mentha arvensis L.var, javanica (Blume) Hook, là một thứ của Bạc hà thường trồng vì lá thơm, cũng dùng làm thuốc. Nó có vị cay tính ấm, có tác dụng thông phế khí, giải ban, tán hàn, giải biểu, thông thần kinh.

Tình trạng bảo tồn tại An Giang: Không đánh giá

Bành Lê Quốc An, sưu tầm và biên soạn từ Nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr. 27.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
21
Hôm nay:
1062
Tuần này:
3302
Tháng này:
15654
Năm 2024:
59250

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17