Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Ba gạc lá nhỏ

Tên khoa học: Rauwolfia indochinesis Pichon, hay Rauwolfia littoralis Pierre ex Pit.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thông - Hạt trần (tên khoa học là Gymnospemae)

Bộ: Long đởm (tên khoa học là Gentianales)

Họ: Trúc đào (tên khoa học là Apocynaceae)

Chi: Rauvolfia (tên khoa học là Rauvolfia)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp (EN)

Công dụng: Huyết áp, trợ tim

Độ cao: 200m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây bụi cao tới 0,8m. Vỏ thân xù xì, màu vàng đất, không có lông. Lá mọc vòng 3, hơi cứng, dài 5 – 11cm (có thể tới 15 – 24cm), rộng 1,5 – 2,9cm, nhọn 2 đầu, mép lá nguyên, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, gân phụ 8 – 17 cặp.

Mô tả sinh thái: Hoa mọc thành xim ở nách và ngọn, dài 3,5 – 5cm. Hoa nhỏ, cao 6cm, ống tràng dài 3mm, màu xanh tím phớt trắng; cánh hoa 1mm, màu trắng. Nhị 5, dính trên ống tràng. Bầu gồm 2 lá noãn dính nhau ở giữa; đĩa mật hình vòng tròn. Quả hạch đơn hay kép hình cầu hay hình trứng dài, lúc non màu xanh, khi chín màu tím đen, cao 8mm, rộng 5mm.

Phân bố địa lý: Cây đặc hữu của Đông dương, mọc ven sườn núi thấp. Có gặp ở núi Tô và núi Dài thuộc huyện Tri Tôn. Có thể thu hái lá và vỏ rễ quanh năm.

Giá trị:Là cây dược liệu. Bộ phận dùng: Vỏ, lá, rễ.Tính chất và tác dụng: Trong cây có nhiều loại ancaloit mà thường nói đến là reserpine có tác dụng hạ huyết áp. Cây còn có tác dụng khánh sinh, sát trùng.

Công dụng: Vỏ rễ thường dùng trị cao huyết áp và lỵ. Còn dùng chữa chốc đầu. Trong dân gian, có khi dùng rễ sắc uống trị thương hàn, tiêu độc và trị đau đầu. Cành lá sắc uống trị sốt rét, có khi dùng làm thuốc sát trùng. Lá dùng chữa mụn nhọt, nhọt độc sưng to trong thời kỳ viêm, chữa huyết vấn, sưng vú, đau vú. Cách dùng: Thường dùng dưới dạng thuốc sắc vỏ rễ hay rễ. Dùng ngoài giã nát để đắp tiêu sưng.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Đề nghị kiểm tra nghiêm ngặt và cấm khai thác từ tự nhiên trên vùng đồi núi trong tỉnh. Phát triển trồng để làm dược liệu nhằm hạn chế khai thác.

 

Th. Sỹ. Bành Lê Quốc An

Sưu tầm từ nguồn: Cây thuốc An Giang của  Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.25

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.476334
Kinh độ: 104.942093

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
21
Hôm nay:
504
Tuần này:
1945
Tháng này:
13663
Năm 2024:
40567

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10