Quản lý, Bảo vệ rừng » Danh mục động vật

Thông tin về tuyệt chủng (EX) . . .

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CÁC LOÀI ĐƯA VÀO SÁCH ĐỎ IUCN (The IUCN Red List of Threatened Animals)

 


Các nhà nghiên cứu của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (Intemational Union of Conservation of Nature and Natural resources - IUCN) và trung tâm giám sát bảo tồn quốc tế (World Conservation Monitoring Center- WCMC) đã đề xuất những quy định vế tình trạng các loài trong tự nhiên có nguy cơ tuyệt chủng và các mức độ các loài bị đe dọa.
 Sự sắp xếp mức độ đe dọa được căn cứ vào các dữ liệu như: Phân loại học (Taxonomy) ; Tình trạng quần thể (Population status) ; Xu hướng quần thể (Population trends) ; Sự phân bố (Distribution) ; Tình trạng sinh cảnh (Habitat availability) ; Xu hướng địa lý (Geographic trends) và các mối đe doạ (Threats) và tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại học, các chuyên gia về các họ động vật riêng biệt của IUCN và của các nhà khoa học các nước. Sự xếp bậc này cũng xem xét tình hình pháp luật liên quan của các nước có loài trên phân bố.
 Trong khi điều tra xác định tình trạng các loài, IUCN luôn xem xét lại các thông tin cũ, cập nhật 2 năm một lần và phổ biến rộng rãi. IUCN còn nghiên cứu để sửa nội dung và nguyên tắc xác định tình trạng các loài để đáp ứng những đòi hỏi mới. Năm 1994, IUCN đã sử dụng một số nguyên tắc mới để xác định tình trạng các loài bị đe dọa. Năm 1996, danh mục mới được bổ xung những chi tiết cụ thể về tình trạng các loài và phân chia theo các cấp độ sau:
 
EXITINCT (EX) Tuyệt chủng
 Một loài hoặc phân loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết
EXITINCT IN THE WILD (EW) Tuyệt chủng trong tự nhiên
 Một loài hoặc phân loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cành mong muốn, vào những thời gian thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của chúng đều không nghi nhận được cá thể nào. Các khảo sát nên vượt khung thời gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó.
 CRITICAL ENDANGERED (CE) Cực kỳ nguy cấp
 Một loài hoặc phân loài được gọi là (Cực kỳ nguy cấp) khi nó phải đối mật với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần .
 ENDANGERED (EN) Nguy cấp
 Một loài hoặc phân loài bị coi là (Nguy cấp) khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức Cực kỳ nguy cấp.
 VULNERABLE (VU) Sắp nguy cấp
 Một loài hoặc phân loài bị đánh giá là (Sắp nguy cấp) khi nó không nằm trong 2 bậc CR và EN nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa.
 Cả 3 loại CR, EN, VU đều có thể gọi chung là những loài hoặc phân loài bị đe doạ và có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao.
 LOWER RISK (LR) ít nguy cấp
 Một loài hoặc phân loài bị đánh giá là (ít nguy cấp) khi tình trạng của nó không thoả mãn những tiêu chuẩn của bất cứ bậc nào trong những bậc trên. Các loài hoặc các phân loài thuộc hạng mục ít nguy cấp có thể chia thành 3 hạng mục nhỏ hơn như sau:
 CONSERVATION DEPENDENT (CD) Phụ thuộc bảo tồn.
Các loài hoặc phân loài là những đối tượng của một chương trình bảo tồn đang được thực hiện bao gồm một sinh cảnh cụ thể hoặc bậc phân loài cụ thể mà sự chấm dứt của chương trình đó có thể dẫn tới việc các đơn vị phân loài này được xếp vào một trong hạng mục bị đe doạ nêu trên trong một khoảng thời gian 5 năm.
 NEAR THREATEN (NT) Sắp bị đe dọa.
Các đơn vị phân loại không được xếp vào diện Phụ thuộc bảo tồn, nhưng đủ tiêu chuẩn để xếp vào bậc Sắp nguy cấp.
 LEAST CONCERN (IC) ít quan tâm.
Các đơn vị phân loài không đủ tiêu chuẩn để xếp vào loài Phụ thuộc bảo tồn hoặc Sắp bị đe dọa.
 DATA DEFICIENT (DD) Thiếu dữ liệu
 Một đơn vị là Thiếu dữ liệu khi không có thông tin thích hợp để đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp nguy cơ tuyệt chủng của nó dựa trên sự phân bố hoặc tình trạng quần thể của chúng. Một đơn vị phân loại trong hạng mục này có thể được nghiên cứu kỹ, sinh học của nó được biết rõ nhưng thiếu các dữ liệu về độ phong phú hoặc dự phân bố của chúng. Do đó Thiếu dữ liệu không phải là hạng mục Bị đe dọa hay ít nguy cấp. Việc lập danh sách của của các đơn vị phân loại trong hạng mục này chỉ ra rằng cần phải thu thập thêm thông tin và thừa nhận khả năng là nghiên cứu trong tương lai sẽ cho tấy việc phân cấp đe dọa là thích hợp. Điều quan trọng là cần sử dụng tích cực bất cứ dữ liệu nào có sẵn. Trong nhiều trường hợp phải rất cẩn thận khi lựa chọn giữa tình trạng Thiếu dữ liệu (DD) và Bị đe dọa. Nếu vùng phân bố của một đơn vị phân loại bị nghi là tương đối hạn chế, nếu một khoảng thời gain đáng kể đã trôi qua kể từ lần ghi nhận cuối cùng của đơn vị phân loại này, thì nên xếp vào tính trạng Bị đe dọa.
 NOT EVALUATED (NE) Không được đánh giá
Một đơn vị phân loại được coi là không được đánh giá khi nó chưa được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn đề ra.

Bành Thanh Hùng, sưu tầm
Phòng Bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
11
Hôm nay:
391
Tuần này:
881
Tháng này:
9152
Năm 2024:
36056

Tin tức trong tháng:3
Tin tức trong năm 2024:8