Hoàng Đàn hay còn có tên khác là cây Ngọc Am

Ngành: Pinophyta

Lớp: Pinopsida

Bộ: Pinales

Họ: Cupressaceae

Chi: Cupressus

Loài: C. funebris

Danh pháp gồm hai phần  Cupressus funebris Endl


Đặc điểm nhận dạng.

Hoàng đàn rủ, các tên gọi khác hoàng đàn liễu, hoàng đàn cành rủ, ngọc am, người Trung Quốc gọi là bách mộc (柏木) (danh pháp hai phần: Cupressus funebris) là một loài hoàng đàn bản địa chủ yếu tại trung và tây nam Trung Quốc.

Đây là loài cây gỗ lá kim mọc cao tới 20–35 m, với đường kính thân cây lên tới 2 m. Tán lá rậm rạp, thường có các cành nhỏ sắp xếp thành mặt phẳng, rủ lòng thòng bao gồm các chồi non màu xanh lục tươi, rất mảnh dẻ, hơi dẹt. Các lá áp ép dày dặc, dạng vảy, lưỡng hình, dài 1–2 mm, nhọn đầu, nhưng tới 5 mm tại các chồi to; các cây non với độ tuổi khoảng 5-10 năm có tán lá non với các lá hình kim mềm mại dài 3–8 mm. Các đôi lá mặt với tuyến xa trục tuyến tính; các đôi lá bên gập lại mặt đối mặt, đè lên các phần cuống của các đôi lá mặt, gợn lằn xa trục. Các nón phấn hình elipxoit hay hình trứng, dài 2,5–5 mm, chứa 10-14 vi lá bào tử. Các nón hạt hình cầu, dài 8–15 mm, với 6-8 vảy (đôi khi tới 12), màu xanh lục, khi chín ngả sang màu nâu sẫm khoảng 24 tháng sau khi thụ phấn. Mỗi vảy đã thụ phấn chứa 3-5 (đôi khi 6) hạt. Các nón mở ra khi chín để phát tán hạt.

(http://vi.wikipedia.org)

Đặc điểm sinh thái.

Thụ phấn khoảng tháng 3-5. Hạt chín vào khoảng tháng 5-6. Thường được phân loại trong chi Chamaecyparis do tính tới các cành dẹt trong tán lá của nó và tương đối ít hạt trong các nón nhỏ; tuy nhiên, trong bài này đặt nó trong chi Cupressus do các đặc trưng phát triển của nó (nón thuần thục trong năm thứ hai 2) và thành phần hóa học của các biflavon.

Ngọc am hay hoàng đàn rủ là loài cây thân gỗ thơm ngát, lá kim mà cầm không đau tay. Người Trung Quốc gọi nó là San mộc, còn người Tày, Nùng ở vùng cao phía đông bắc nước ta gọi là Máy vạc.Ngọc am có hai loại: vàng và đỏ. Trong đó ngọc am đỏ có mùi thơm hơn cả. Ngọc am có đặc tính, càng già càng thơm, phần gốc thơm hơn phần ngọn, vùi càng lâu dưới đất càng thơm. Nếu ngọc am để nguyên khối sẽ dễ phai mùi. Khi ấy, chỉ cần xé tước phần thịt gỗ, cắt một thần thân gỗ, hoặc nếu muốn thưởng thức mùi ngọc am ngay tức khắc, có thể dùng nước sôi dội vào.

Phân bố địa lý.

Phạm vi phân bố tự nhiên của loài này không chắc chắn do lịch sử gieo trồng lâu đời. Các cây được ghi nhận trong các môi trường rừng tại các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Trùng Khánh. Nói chung nó cũng xuất hiện tại An Huy, Phúc Kiến, miền nam Cam Túc, Quảng Đông, Quảng Tây, Hà Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam và Chiết Giang tại các độ cao dưới 2.000 m, thường được trồng xung quanh các chùa chiền, đền miếu hay trong các khu vườn. Đôi khi nó cũng được trồng làm cây cảnh tại các khu vực ôn đới ấm áp khác, và đôi khi còn được bày bán làm cây trồng trong nhà tại các khu vực có khí hậu lạnh giá hơn. Tại Việt Nam, nó mọc rải rác tại hai tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn, trong các khu rừng nhiệt đới thường xanh có mưa mùa ẩm, chủ yếu ở đai núi thấp, trên núi đá vôi, ở độ cao 400 - 1.500 m.Cây lớn cao độn khoảng 20 m , thường xuất hiện rải rác ở độ cao 250 - 1.500 m, thường phân bố ở sườn và đỉnh núi đá vôi

Giá trị sử dụng.

Gỗ cứng, mịn, màu vàng nhạt, được ưa chuộng để đóng đồ dùng gia đình như bàn ghế, giường. Cây trồng làm cảnh có giá trị vì dáng đẹp.Gỗ mục có mùi thơm dùng làm hương ( Nhang ) rất tốt . Rễ và cả gỗ thân cây dùng để cất tinh dầu . Cứ khoảng 150 Kg gỗ , cất được 7-8 lít dầu . Rễ hàm lượng tinh dầu còn cao hơn Tinh dầu dùng làm thuốc xoa bóp và chữa bệnh ngoài da .Hoàng Đàn Rủ (Ngọc Am) là cây cho gỗ quý , không bị mối mọt. Gỗ mục có mùi thơm dùng làm hương (Nhang) rất tốt . Rễ và cả gỗ thân cây dùng để cất tinh dầu. Ngọc Am thuộc nhóm 1A trong danh mục phân loại thực vật quý hiếm.Cứ khoảng 150 Kg gỗ , cất được 7-8 lít dầu . Rễ hàm lượng tinh dầu còn cao hơn Tinh dầu dùng làm thuốc xoa bóp và chữa bệnh ngoài da . Vỏ cây nấu cao chữa đau bũng . Người Trung Quốc dùng quả trị phong hàn , cảm mạo , đau dạ dày và thổ huyết . Lá cây dùng để trị bỏng. Trong việc ướp xác , từ xưa người ta thường truyền tụng về tính chất giữ xác ướp được hàng trăm năm của tinh dầu Ngọc Am . Trong các triều đại Phong kiến , có quy định rất rõ ràng đến phẩm bậc nào mới được sử dụng tinh dầu Ngọc Am để ướp xác

Gỗ Ngọc Am từ lâu đã nổi tiếng bởi công dụng của tinh dầu có thể ướp xác hàng nghìn năm không bị mối mọt. Không biết đó là câu chuyện có thật hay chỉ là những lời đồn thổi của giới buôn gỗ chuyên nghiệp vùng Hoàng Su Phì. Nhưng sự thật đang diễn ra là người Trung Quốc vẫn trả giá cao khi ai đó có Ngọc Am để bán.

Tình trạng bảo tồn ở An Giang.

Là loài cây được ghi vào Sách đỏ IUCN 2010 liệt kê ở cấp Lower Risk/least concern (rủi ro thấp/ít quan tâm). Tuy nhiên ở Việt Nam nó lại được xếp vào danh sách các loài hiếm có thể bị đe dọa tuyệt chủng vì bị chặt lấy gỗ thay cho hoàng đàn (Cupressus torulosa) để làm bột hương. Mức độ đe doạ: Bậc R.  Qua nhiều cuộc điều tra trên các vùng đồi núi của tỉnh An Giang vẫn chưa có báo cáo nào ghi nhận là có loài thực vật nầy mặc dù phân bố từ độ cao 250m - 1.500m so với mạt nước biển. Đây là loài cây quý mà thiên nhiên đã ban tặng con người và có thể nói là giá trị hơn cây trầm hương. Vì vậy, cần xúc tiến xây dựng kế hoạch gây trồng thử nghiệm trên đỉnh núi Cô Tô, núi Dài và nếu thành công sẽ bổ sung vào bộ thực vật của An Giang có thêm một loài gỗ cực kỳ quý cho thế hệ mai sau sử dụng.

Th.s: Bành Lê Quốc An,

Biên soạn từ các nguồn: http://congviencayxanh.com.vn/; http://vi.wikipedia.org/ và http://tuonggophongthuy.com

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
9
Hôm nay:
1096
Tuần này:
3902
Tháng này:
10510
Năm 2024:
54106

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17