Kiểm lâm An Giang phát triển Trầm hương thất sơn

Cứ tưởng khi cây dó trong thiên nhiên đã bị tuyệt diệt, chuyện làm ăn với dó trầm sẽ vĩnh viễn khép lại. Vậy mà, những năm qua không ít người ở vùng đất Núi Dài huyện Tri Tôn đã trở thành “tỷ phú trầm hương” nhờ họ cần cù, chịu khó lao động và học tập để gây trồng loài cây quí hiếm nầy ngay trên xứ sở của nó. Cây Dó là loài cây cho trầm có tên khoa học Aquilaria agallocha, Aquilaria crassna Pierre, họ Thymeliaceae. Tên Việt Nam là cây Dó bầu, Trà hương, Trầm Hương, Kỳ Nam, Campuchia gọi là Crassna, Chankrassna, Kressna.

Trầm là một loại nhựa tích tụ từ loài cây bản địa vốn được cư dân Bảy Núi, tỉnh An Giang quen gọi là tóc, dó bầu hoặc trầm hương. Dân gian chưa rõ việc phát hiện và cách thức lấy trầm như thế nào nhưng cứ vào độ rằm hay những dịp lễ tết, người ta lại thấy các chùa ở núi Tượng “xông” trầm để cúng. Họ trân trọng trầm hương từ thiên nhiên ban tặng, coi như một báu vật trong vùng xưa và nay.

Cây Dó Bầu có chiều cao từ 30-40 m, có vỏ xám, lá mọc đối, phiến lá mỏng, thuôn dài hoặc bầu dục, đầu mũi mác, đáy lá nhọn, lá dài 8-10 cm, rộng 3,5-5,5 cm, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh nhạt, có lông, cuống lá dài 4-5mm. Hoa tự hình tán hoặc chùm, mọc ở kẽ lá, hoa màu trắng tro, quả nan khô tách thành hai mảnh, dài 4 cm, rộng 3 cm, dày 2 cm, mỗi quả chứa hai hạt thường chỉ một hạt, vỏ ngoài cứng, bên trong mềm. Trầm Hương phân bố trên các vùng núi từ 400 - 500m, nó cũng mọc ở các vùng núi Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Hội An và tỉnh Gia Lai, Kon Tum.

Theo tài liệu hội thảo về cây dó trầm hương của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hà Tĩnh, tháng 9 năm 2007: Đến năm 2006 Việt Nam có 20 ngàn ha cây dó bầu, trầm hương, phân bổ khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Chủ yếu trồng phía tây - Trung Trung bộ, từ Hà Tĩnh vào đến Khánh Hòa; Tây Nam bộ- nhiều nhất ở An Giang. Từ năm 1996, dựa trên nguyên lý tạo stress cho cây bằng vi sinh, hóa học, cơ học... với cơ chế tự bảo vệ, cây tiết ra nhựa trầm. Ông Nguyễn Huy Hoàng (xã Tiên Mỹ, Tiên Phước, Quảng Nam) đã thu từ 20 cây dó tạo trầm, được 1kg trầm loại 4, và 30 kg trầm loại 5-6 bán được 5,5 triệu đồng. Nay ở huyện này trồng 1 triệu cây dó. Cây 4-5 tuổi bán được 500-1 triệu đồng/cây. Người mua để tạo trầm, chiết xuất tinh dầu. Năm 1999 tỉnh Khánh Hòa có đề tài nghiên cứu tạo trầm cây dó, nhờ tác nhân vi sinh. Dùng 3 chủng nấm: Aspergillus phoenicis (CDA) Thom, Penicillium citrinum Thom và Penicillinum SP và chỉ cho kết quả “cây có dấu hiệu trầm, đốt thơm”. Tinh dầu trầm thường dùng trong lễ Ramadan của đạo Hồi, làm hương liệu, mỹ phẩm, dược phẩm... Có hàng chục loại tinh dầu trầm hương, có giá từ vài trăm USD đến 12 ngàn USD/Kg. Ở Tiên Phước (Quảng Nam) người dân còn dùng cây dó trầm làm đồ mỹ nghệ xuất khẩu. Mặt hàng này hiện nay rất phát triển trong giới làm trầm ở tỉnh này.

Dự án Rừng Mưa (The Rain forest Foundation) của Hà Lan, đang thực hiện ở Việt Nam, do Liên minh châu Âu tài trợ, nhằm sản xuất trầm hương theo hướng bền vững về kinh tế, môi trường, tránh làm cạn kiệt cây rừng; trợ giúp phát triển kinh tế - xã hội bằng cải thiện thu nhập người dân. Mục tiêu cụ thể của dự án này ở Việt Nam là trồng dó bầu (Aquilaria crassna), bảo vệ loại cây này. Tìm phương pháp tối ưu hóa sản xuất nhựa, giúp người dân sản xuất trầm hương.

An Giang triển khai thực hiện Dự án Rừng Mưa (The Rain forest Foundation) của Hà Lan từ năm 1996 đến năm 2006 thì kết thúc, qua đó đến nay thì người dân mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích bằng nguồn vốn gia đình lên đến con số cả trăm ha cây Dó tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, đang từng ngày lớn lên để đến tuổi tạo trầm, cung cấp nhựa quí cho con người khai thác sử dụng./.

Bành Thanh Hùng, Tổng hợp từ nguồn internet

 

Những hình ảnh hoạt động bảo vệ và phát triển Trầm hương vùng Thất sơn

Vườn tạo giống Trầm tại Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên

Cây con được kiểm tra nghiêm ngặt đúng chuẩn trước khi xuất vườn giao cho Dân trồng

Ông Nguyễn Minh Nhị Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu chào mừng tại Hội thảo Quốc tế về Cây Dó tại An Giang

Thảo luận tại Hội nghị Quốc tế về tạo trầm tại An Giang

Các nhà khoa học Quoc tế đi tìm hiểu thực tế về điều kiện thái thái cây Dó trên đỉnh núi Dài, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Các biện pháp tạo trầm

Các loại sản phẩm Trầm hương.

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
8
Hôm nay:
1042
Tuần này:
3848
Tháng này:
10456
Năm 2024:
54052

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17