Kiểm lâm An Giang sau 16 năm xây dựng mô hình

Rừng là một bộ phận của môi trường sống, là tài nguyên quý giá của đất nước, có giá trị to lớn nhiều mặt đối với nền kinh tế quốc dân, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, an ninh quốc gia và văn hóa dân tộc. Rừng có khả năng tự tái tạo khi có điều điện và cơ hội. Vì vậy, việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, là hành động tích cực để hạn chế tác hại do biến đổi khí hậu gây ra.

22 năm qua (tính từ năm 1990 đến nay), công tác bảo vệ và phát triển rừng luôn được Tỉnh Ủy và BUND tỉnh An Giang quan tâm ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nghề rừng, bên cạnh là những chủ trương chính sách xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia đông đảo của nhiều lực lượng khác nhau vào các hoạt động bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp. Nổi bậc là phát huy được sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Rừng trồng trên các đồi núi trong tỉnh An Giang ngày càng phát triển, phát huy vai trò tác dụng của rừng trong chống xói mòn, bảo vệ đất, tăng mực thủy cấp đủ cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho công đồng dân cư, tạo phong cảnh hữu tình, làm nền tảng vững chắc và bền vững cho phát triển du lịch sinh thái. Để có những diện tích rừng trên các núi thì lực lượng Kiểm lâm đã phải tập trung nghiên cứu nhiều năm, vượt qua những thách thức mới tìm ra loài cây trồng thích nghi trong điều kiện đồi trọc, đất đai chai và khô cằn. Phải gánh từng túi bầu cây có trọng lượng từ 500g đến 1,1 kg/cây lên đỉnh núi để trồng thành rừng. Việc trồng đã vất vã khó khăn trăm bề nhưng việc bảo vệ rừng và muôn thú trong rừng thì cực kỳ khó khăn gian khổ đối với lực lượng Kiểm lâm. Ngoài hoạt động tuyên truyền về chính sách, pháp luật bảo vệ và phát triển rừng thì lực lượng Kiểm lâm An Giang còn đầu tư nghiên cứu ứng dụng các mô hình Nông Lâm kết hợp dưới tán cây rừng, nhằm tạo nguồn thu nhập cho hộ nhận khoán để gắn kết với rừng, bảo vệ rùng bền vững, cụ thể là mô hình chăn nuôi Hươu, Nai dưới tán rừng đã giúp nhiều hộ nghèo thoát nghèo, có nhà cửa và có cuộc sống khá hơn.

Những hình ảnh giao con giống HƯƠU, NAI cho hộ nghèo gây nuôi dưới tán rừng từ năm 1996 đến nay.

Kiểm lâm vận chuyển giao giống Nai cho hộ trồng rừng gây nuôi tạo thu nhập

Kiểm lâm gánh con giống Nai giao hộ trông rừng trên núi Cấm gây nuôi

Nai nuôi dưới tán rừng trên núi Cấm

Kiểm lâm vận chuyển Hươu Sao giao hộ trồng rừng gây nuôi

Hộ trồng rừng phấn khởi tiếp nhận con giống của Kiểm lâm

Giống Hươu Sao nuôi tại núi Phú Cường, huyện Tịnh Biên

Sản phẩm Nhung Nai

Hộ nuôi Nai thoát nghèo, cất được nhà và trang bị phương tiện nghe nhìn

 BÀNH THANH HÙNG

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
20
Hôm nay:
68
Tuần này:
3764
Tháng này:
16116
Năm 2024:
59712

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17