Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Bòng bong

Tên khoa học: Lygodium flexuosum (L.) Sw.

Tên đồng nghĩa: Bòng bong hay Thòng bong

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Dương xỉ (tên khoa học là Polypodiophyta)

Bộ: Schizaeales (tên khoa học là Schizaeales)

Họ: Schizaeaceae (tên khoa học là Schizaeaceae)

Chi: Lygodium (tên khoa học là Lygodium)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Ít nguy cấp (LG)

Phân hệ: Ít lo ngại (lc)

Công dụng: Lợi tiểu, Thông mật, viêm đường tiết niệu

Độ cao: 1 m

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tà: Cây luôn luôn xanh, mọc leo. Thân rễ bò. Lá dài, xẻ 2-3 lần lông chim, các lá chét có hình tam giác ; trục lá uốn ngoằn ngoèo, có lông. Lá chét sinh sản giống với lá bình thường, nhưng ngắn hơn. Các lá chét này thường là lá chét bậc 2, mang nhiều bông (ổ túi) ngắn 2-10mm, trong đó có nhiều túi bào tử. Bào tử hình 4 mặt hay gần hình cầu với 1 mặt dẹt, màu vàng nhạt hay xám, có vách khá dày.
Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Mã Lai - Châu Đại dưong, mọc hoang ở đồi, bụi rậm, bờ rào ở nhiều nơi. Có thể thu hái dây lá quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô dùng dần. Nếu đắp ngoài, thì dùng tươi. Có phân bố tại Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư.
Tính chất và tác dụng: Bòng bong có vi hơi ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu viêm.
Công dụng: Thường dùng chữa các chứng đái rắt, đái buốt ra máu, đái ra cát sạn, đại tiện táo bón. Còn dùng chữa chấn thương ứ máu (uống trong, bó ngoài).
Dân gian vẫn dùng làm thuốc lợi tiểu, lợi sữa, dùng đắp các vết thương phần mềm, vết loét, chín mé, ecpet (mụn rộp) mọc vòng. Có người còn dùng chữa đau tai, đau màng óc và đun nước gội đầu, tắm chữa ngửa lở (hủi mèo), chữa lậu, chữa chó dại cắn. Bộ phận dùng: Dây mang lá.
Cách dùng: Ngày dùng 12-24g khô, dưới dạng thuốc sắc. Để làm thuốc lợi tiểu, cần phối họp với cỏ tranh, râu ngô. Dùng ngoài giã đắp, rịt không kể liều lượng. Để chữa vết thương phần mềm, có thể phối hợp với lá mỏ quạ. Đề chữa chín né, phối hợp với mé và giắm đắp, ngày 1 lần.
Đơn thuốc chữa sạn đường tiểu: Rễ dừa lửa (non) 12g, Rễ cau (non) 12g, Dứa gai 12g, Rễ ké đầu ngựa 12g, Lá bòng bong 12g (mèm sạn, uống trong vài thang rồi bớt ra). Hợp chung 1 thang, đổ 3 chén nước, sắc còn 8 phân uống. Ngày 1 thang, sắc uống trong ít thang, sạn sẽ bị tống ra ngoài.
Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Được bảo vệ tại khu rừng đặc dụng. Cho khai thác có quản lý giám sát. Đây là loài cỏ dại và là một loài thực vật mạnh mẽ, có khả năng lan rộng ra bằng thân rễ cũng như leo, có khả năng làm xáo trộn thảm thực vật.
Thsỹ. Bành Lê Quốc An, sưu tầm và biên soạn.
Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH và KT, 1991, tr.54.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2
Ảnh nhận dạng 3

Bản đồ vị trí

Bản đồ nhận dạng 1
Vĩ độ: 10.589240
Kinh độ: 105.051527

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
6
Hôm nay:
65
Tuần này:
1169
Tháng này:
7777
Năm 2024:
51373

Tin tức trong tháng:6
Tin tức trong năm 2024:16