Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dây Quai Bị Lá Thon

Tên khoa học: Tetrastigma Lanceolarium (Roxb.) Planch. (Cissus lanceolaria Roxb.)

Tên đồng nghĩa: Tứ Thư Thon

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Nho (tên khoa học là Vitales)

Họ: Nho (tên khoa học là Vitaceae)

Chi: Tetrastigma (tên khoa học là Tetrastigma)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Loài T. Lanceolarium. Dây leo. Lá do 5 lá chét thon hình bánh bò, dài cỡ 12cm, đầu chóp có đuôi, không lông, dày, mép cuốn xuống, răng thưa, mốc mốc, gân phụ 7 cặp. Cụm hoa như ngù rộng 3-4; đài có 4 răng; cánh hoa 4, dài 2,5mm, đĩa mật ngắn. Quả non to bằng đầu đũa, dài 6mm.

Bộ phận dùng: Lá - Folium Tetrastigmae Lanceolarii.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Việt Nam. Ở nước ta cây mọc hoang ở vùng núi, trong các rừng còi.

Công dụng: Lá giã đắp dùng trị bệnh quai bị, tràng nhạc, gãy xương.

Ở Ấn Độ, lá Quai Bị Lá Thon được dùng đắp mụn nhọt và cũng dùng đắp lên người khi lên cơn sốt rét.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trong thiên nhiên trên các vùng đồi núi tại An Giang, do khai thác quá mức. Khuyến khích gây trồng, cẩn được bảo tồn.

Bành Lê Quốc An. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.211.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
86
Tuần này:
4008
Tháng này:
10616
Năm 2024:
54212

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17