Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dây Mật

Tên khoa học: Derris Elliptica (Roxb.) Benth

Tên đồng nghĩa: Cổ rùa, Dây cóc, Cây duốc cá

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Chi: Thuốc Cá (tên khoa học là Derris)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Tẩy, Thuốc trừ sâu

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Loài D. Elliptica. Tên đồng nghĩa Galedupa elliptica Roxb.; Pongamia elliptica (Roxb.) Wall.

Dây leo to có cành hơi đen, có u sần sùi. Lá có 9-13 lá chét gần bằng nhau, hình ngọn giáo ngược, gốc tròn, hơi có lông ở mặt trên, có lông mềm ở mặt dưới, rồi trở nên hầu như nhẵn ở cả hai mặt; cuống lá chung có lông và có rãnh. Hoa màu hồng nhạt hoặc trắng, xếp thành chùm ở nách. Quả thuôn hoặc hình ngọn giáo, có 2 cánh, cánh trên rộng và ngoằn ngoèo.

Bộ phận dùng: Rễ, nhựa cây

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang trong rừng thứ sinh vùng đồi núi. Có gặp ở điện Phước quả, núi Cô tô và một số nơi khác. Có thể thu hoạch rễ quanh năm.

Tính chất và tác dụng: Rễ cây chửa một hoạt chất rất độc là rotenon hay tubatixin có tính sát trùng, diệt sâu bọ và các loài động vật có máu lạnh. Nó làm tê liệt trung tâm hô hấp của sâu bọ, làm sâu bọ chết do bị nghẹt thở. Động vật có máu nóng ít bị nhạy cảm hơn.

Công dụng: Thường dùng tán bột trộn với đậu, lạc để dế bảo quản trừ mối mọt, gián, nhện. Ở Philippin, nhựa cây dùng trừ sâu bọ và dùng ruốc cá. Rễ tán nhỏ, trộn vói 40 phần bột talc thành một thứ thuốc trừ sâu rắt tốt đối với chó mèo.

(Tham khảo: Thành phần hoá học: Rễ cây chứa rotenon (5,1% ở rễ khô), deguelin, tephrosin, dl-toxicarol; nhựa từ rễ chứa toxicarol. Rễ khô chứa 5,9% rotenon và 8,9% l-ellipton. Đơn thuốc: Diệt sâu bọ trên cây: Giã nhỏ rễ, ngâm với nước (tỷ lệ 2-4g trong 100 lít nước) lọc lấy nước, thêm 100-200g xà phòng vào (để thuốc dính lâu trên cây) rồi phun, tỷ lệ có thể tăng tới 10-30%.)

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trong thiên nhiên trên các vùng đồi núi tại An Giang, do khai thác quá mức. Khuyến khích gây trồng, cẩn được bảo tồn.

Nguyễn Bích Dung - Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.208.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
21
Hôm nay:
917
Tuần này:
3110
Tháng này:
14828
Năm 2024:
41732

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10