Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cây Bìm Bìm Ba Răng

Tên khoa học: Xenostegia Tridentata

Tên đồng nghĩa: Dây Lưỡi Đòng

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Cà (tên khoa học là Solanales)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Loài M. Tridentata. Cây leo thuộc thảo, không quấn. Thân mịn, không lông. Lá hẹp, gốc hình tim và có 2 tai ở hai bên, mỗi tai có 3 răng. Cụm hoa gồm 1-2 hoa. Hoa màu vàng vàng sữa, với trung tâm đỏ; lá đài bằng nhau; nhị đính gần gốc. Quả nang cao 7mm. Hạt không có lông.

Ra hoa quanh năm.

Bộ phận dùng: Toàn dây.

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, gặp thông thường ờ nhiều nơi vùng đồng bằng. Ở An Giang, cây mọc bò ở vùng đất đồi thắp có cát ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên.

Tính chất và tác dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Công dụng: Ở Campuchia, nhân dân một số noi sử dụng toàn cây dề chế một loại thuốc dùng trị đau mình mẩy. Ờ An Phú, huyện Tịnh Biên, cụ Nguyễn Văn Ẩn sử dụng Dây lưỡi đồng phối hợp với các vị thuốc khác chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết :

Dây lưỡi đồng. Dây chân chó. Cây keo thúi, Dây đậu mạ, Cành lá me nước, Gừng sống, Thường sơn (lá to, bông nâu), liều lượng bằng nhau sắc nước uống trường phục. Khi dùng, ky ăn măng tre.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng, cẩn được bảo tồn.

Nguyễn Bích Dung - Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.207.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
14
Hôm nay:
407
Tuần này:
1461
Tháng này:
13813
Năm 2024:
57409

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17