Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dây Gân

Tên khoa học: Ventilago Cristata Pierre

Tên đồng nghĩa: Dây cồng cộng, Đồng bìa dài cựa

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Họ: Táo (tên khoa học là Rhamnaceae)

Chi: Quisqualis (tên khoa học là Quisqualis)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Đau lưng, đau dây thần kinh

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Loài Q. Conferta. Cây nhỏ mọc leo, dài khoẻ, cành non hơi dẹt, sau tròn, màu xám đen. Lá mọc so le, thuôn, hình giáo, tròn và tù ở gốc, có mũi ở chóp, láng chói, không có lông, 10-13 cặp gân phụ mảnh nổi rõ ở cả hai mặt. Chùm hoa dày ở nách lá. Hoa nhỏ (2-3mm). Quả có cánh, không lông, đầu tù.

Cây ra hoa tháng 1, có quả vào tháng 4-5.

Bộ phận dùng: Dây.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương, phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thứ sinh các tỉnh phía Nam. Có thể thu hái dây quanh năm. Có phân bố ở Châu Đốc và Tây Ninh. Cây mọc trong rừng thứ sinh đồi núi Ngang xã An Phú, huyện Tịnh Biên, mọc leo lên các cây nhỡ khác.

Có thề thu hái dây quanh năm.

Tính chất và tác dụng: Cụ Nguyễn An Cư cho là Dây gân có vị hơi cay, tính ấm, không độc, có tác dụng khu phong, hoạt huyết.

Công dụng: Thường dùng chữa vọp bẻ, co gân, chân tay co quắp, mình mẩy đau nhức, bán thân bất toại. Có người còn dùng Dây gân phối hợp với Nam xích thược, rễ Cam thảo, Hoắc hương, Tía tô, Ngải cứu, Dền gai,  đồng vị sắc uống trị cảm gió, chân tay lạnh.

Dây thường dùng buộc trâu. Ở loài gần gũi vói dày gân, Ventilago harmandỉana Pierre, người Cămpuchia dùng nước: sắc rễ làm thuốc uống chứa các bệnh vế đường tiết niệu.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trong thiên nhiên tại An Giang. Khuyến khích gây trồng, cẩn được bảo tồn.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.202.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
12
Hôm nay:
387
Tuần này:
2580
Tháng này:
14298
Năm 2024:
41202

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10