Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dây Chìa vôi

Tên khoa học: Cissus modeccoides Planch.

Tên đồng nghĩa: Cissus vitiginea Lour. (non Lour.); C. triloba Merr.; Callicarpa tribola Lour.

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Nho (tên khoa học là Vitales)

Họ: Nho (tên khoa học là Vitaceae)

Chi: Cissus (tên khoa học là Cissus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Thấp khớp, đau nhức khớp, tê thấp

Đặc điểm nhận dạng:

Tên đồng nghĩa Cissus vitiginea Lour. (non Lour.); C. triloba Merr.; Callicarpa tribola Lour.

Mô tả: Cấy nhỏ, mọc leo, dài 2-4m. Toàn thân nhẵn, phủ phấn trắng. Tua cuốn hình sợi đơn. Lá đơn, hình dạng thay đổi, thường xẻ thùy chân vịt, phía cuống hình tím, dài và rộng đến 6-8cm ; những lá phía gốc hinh mác gần như nguyên, các lá phía trén chia 5-7 thùy dài gần bằng nhau, mép hơi có răng cưa. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành ngù đối diện với lá nhưng ngắn hơn mà có cuống.

Cây có hoa tháng 4-6, có quả tháng 5-10.

Bộ phận dùng: Rễ củ và dây lá.

Phân bố, sinh thái: Cây của miền Đông dương, mọc hoang ở bờ bụi, hàng rào và cũng được trồng ở nhiều nơi. Củ và dây thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa khô. Củ tròn, to bằng quá trứng gà, mấy củ đính liền với gốc cây, hai đầu củ hơi nhọn, ngoài đen, trong trắng. Đào về, rửa sạch, ngâm một dêm cho mềm, thái mòng, phơi khô. Khi dùng, đem củ ngâm nước vo gạo, còn dây thì cắt ngắn, tẩm rượu sao. Cũng thường tán bột.

Tính chất và tác dụng: củ chìa vôi có vị đắng, chua, hơi the, tính mát. Có tác dụng thông kinh, phá huyết, trừ tê thấp, lợi tiếu, tiêu độc, sát trùng.

Công dụng: Thường dùng chửa đau nhức xương, đau nhức đầu, tê thấp, gân xương co quắp, sưng tấy, mụn nhọt và chữa rắn cắn. Cũng dùng làm thuốc xổ và nhuận tràng. Thân cây dùng nong cổ tử cung trong việc gây sẩy thai.

Cách dùng: Ngày dùng 10-30g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Dùng ngoài không kê liều lượng.

Để chữa mụn nhọt sưng tấy, vừa uống trong, vừa giã dây lá với muối đắp ngoài. Để chửa rắn cắn, giã lá với muối, nhai nuốt nước, bã dắp. Có thề phối hợp với Chua me đất hoa vàng, Quế chi, Gừng, lá Trầu không, vôi, gíã nát, thêm nước gạn uống, lấy bã đắp.

Có người dùng thân cây chĩa vôi rửa sạch, sát trùng rồi dùng nong cổ tử cung sau đó cho uống thuốc kích thích sự co bóp tử cung để gây sảy thai. Có kết quả nhưng có khi vẫn phải nạo lại, tuy vẫn nhanh hơn.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.194.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
371
Tuần này:
806
Tháng này:
13158
Năm 2024:
56754

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17