Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dầu mè

Tên khoa học: Jatropha Curcas L

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Sơ ri (tên khoa học là Malpighiales)

Họ: Thầu dầu (tên khoa học là Euphorbiaceae)

Chi: Jatropha (tên khoa học là Jatropha)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Loài J. Curcas

Tên khác Dầu lai, Đậu cọc rào, Ba đậu nam

Mô tả: Cây nhỡ, cao 2-5m, có nhựa trong suốt. Cành mập, nhẵn, có nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Vỏ màu đồng thau lục nhạt tách thành vẩy mỏng. Lá moc so le, chia 3-5 thuỳ nông; gân lá hình chân vịt. Hoa đực và hoa cái riêng biệt. Cụm hoa hình chuỳ dạng ngù mọc ở đầu cành hay nách lá. Quả nang hình trứng, có cuống dài, lúc non màu xanh, khi chín màu vàng, có 3 thuỳ dạng góc, chứa 3 hạt. Cây ra hoa tháng 5-8.

Bộ phận dùng: Lá và dầu hạt.

Phân bố, sinh thái: Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được trồng khắp nơi để làm hàng rào. Trồng bằng cành, cây mọc rất nhanh. Lá có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi. Hạt ép lấy dầu dùng trong công nghiệp và làm thuốc.

Tính chất và tác dụng: Lá có vị đắng và se, tính mát, có độc. Làm tan máu ứ, tiêu sưng, cầm máu, chống ngứa. Dầu hạt gây nôn và tẩy mạnh, giải độc, sát trùng. Nhựa mủ cũng có công dụng như dầu.

Công dụng: Lá thường được dùng trị

1. Chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu, bong gân ;

2. Mẩn ngứa, eczema, vãy nến ;

3. Phong hủi ;

4. Nhiễm trùng Trichomonas ở âm đạo ;

5. Loét mãn tính.

Dầu hạt dùng chữa táo bón và bôi trị ghẻ lở, mụn nhọt, rò, bệnh về tóc. Nhựa mủ dùng bôi lên vết loét và dùng đánh lưỡi cho người ốm. Cũng dùng đề chữa vết thương. Đừng lá giã đắp hoặc chiết dầu từ hạt để xoa, rít bên ngoài.

Đơn thuốc

- Loét mân tính : Dầu hạt lẫn với vaselin làm pomat bôi.

- Mẩn ngứa, eczema : Lá dầu mè tươi giã nát.

Chú ý : Hạt rất độc, dễ gây ngộ độc nguy hiểm, khi dùng phải thận trọng.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.189.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
15
Hôm nay:
145
Tuần này:
2338
Tháng này:
14056
Năm 2024:
40960

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10