Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dâu

Tên khoa học: Morus alba L.

Tên đồng nghĩa: White mulberry (Anh)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Gai (tên khoa học là Urticales)

Chi: Morus (tên khoa học là Morus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Thấp khớp, đau nhức khớp, tê thấp

Đặc điểm nhận dạng:

Tên khác Tầm tang, Dâu ta, Cây dâu cang (H`mông), mạy mọn (Tày), nằn phong (Dao)

Mô tả: Cây to hoặc cây nhò. Lá mọc so le, nguyên hay chia thùy, mép khía răng. Hoa đơn tính cùng gốc hay khác gốc, mọc thành bông đơn ở nách lá. Quả phức do nhiều quả bế phát triển trong bao hoa mọng nước tạo thành, màu đỏ nâu đen. Mùa hoa quả tháng 5-7.

Bộ phận dùng: Lá non hoặc lá bánh tẻ, cành, quà, vỏ rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Đông Á ôn đới và cận nhiệt đới, được trồng nhiều để lấy lá nuôi tằm. Trồng bằng những đoạn cành vào mùa xuân, mùa thu. Người ta thường thu hái lá và rễ vào mùa thu, còn cành thì thu hái tháng 5-6, cắt nhỏ phơi khô.

Vỏ rễ trước khi phơi phải cạo sạch lớp vỏ ngoài. Quả hái khi chín rồi phơi khô.

Tính chất và tác dụng: Trong lá Dâu, có chất cao su, chất caroten, tanin, ít tinh dầu, vitamin C, colin, ạdenin, pentozan, đường, ecdysteron và inckosteron là những chất nội tiết cần thiết çho sự đổi lốt của côn trùng.

Vỏ rễ Dâu chứa axit hữu cơ, tanin, pectin và những họp chất flavon bao gồm mulberrin, mulberrochromen, cyclomulberrin, cyclomulberrochromen.

Quả Dâu có đường (glucoza và fructoza), axit malic và axit succinic, protit, tanin, vitamin c, caroten...

Theo Y học cổ truyền, cành non đã phơi hay sấy khô có vị đắng nhạt, tính bình, có tác dụng trừ phong, lợi các khớp, thông kinh lạc, tiêu viêm, hạ nhiệt, giảm đau. Lá bánh tẻ có vị đắng, ngọt, tính lạnh, có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, lương huyết, sáng mắt. vỏ rễ đã cạo sạch lớp vỏ ngoài phơi hay sấy khô có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi thủy, chỉ khái, hạ suyễn, tiêu sưng. Quả có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng đường huyết.

Công dụng:

- Cành dâu dùng trị phong tê thấp, đau thắt lưng, đau nhức các đầu xương, cước khí, chân tay co quắp. Ngày dùng 6-12g (có thể tói 15-30g) dạng thuốc sắc.

- Lá dùng trị cảm mạo do phong nhiệt, giảm sốt, ho, viêm họng, đau răng, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy rnrớc mắt, đậu lào, phát ban, huyết áp cao. Ngày dùng 4-12g dạng thuốc sắc. 

- Vỏ rễ dùng trị phế nhiệt, ho suyễn, khái huyết, phù thũng, dị ứng do ăn uống, bụng trướng to, tiểu tiện không thông. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc.

- Quả dùng trị viêm gan mãn tính, thiếu máu, suy nhưọr thần kinh. Ngày dùng 10-15g.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này được gây trồng không chỉ dùng trị bệnh mà còn dùng ngâm rượu.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.186.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
6
Hôm nay:
370
Tuần này:
3176
Tháng này:
9784
Năm 2024:
53380

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17