Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Dành dành

Tên khoa học: Gardenia augusta (L.) Merr. (Gardenia jasminoides Ellis)

Tên đồng nghĩa: Chi tử, Mác làng cương (Tày)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Cà Phê (tên khoa học là Rubiales)

Họ: Cà phê (tên khoa học là Rubiaceae)

Chi: Gardenia (tên khoa học là Gardenia)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Mụn nhọt, mẫn ngứa, bệnh ngoài da

Đặc điểm nhận dạng:

Tên nước ngoài Cape jasmine (Anh)

Mô tả: Cây nhỏ cao hơn 1m, phân cành nhiều. Lá mọc đối hay mọc vòng 3 cái một, hình thuôn trái xoan hay bầu dục dài, nhẵn bóng ; lá kèm mềm ôm lấy cả cành như bẹ lá. Hoa mọc đon độc òr đầu cành, màu trắng, rất thơm. Cuống có 6 cạnh hỉnh như cánh. Đài 6, ống dài có 6 rãnh dọc. Tràng có ống tràng nhẵn, phía trên chia 6 thùy. Nhị 6. Bầu 2   ô không hoàn toàn, chứa nhiều noãn. Quả thuôn bầu dục, có đài tồn tại àr đỉnh, có 6-7 rãnh dọc như cánh. Thịt quả màu vàng cam.Hạt dẹt.

Bộ phận dùng: Quả, lá và rễ.

Phân bố, sinh thái: Cây của lục địa Đông nam châu Á, mọc hoang ở những nơi gần nước. Cũng thường được trồng làm cảnh. Trồng bằng cành hoặc bằng hạt vào mùa xuân hè. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi. Rễ thu hái quanh năm rửa sạch, thái lát, phơi khô để dùng. Quả thu hái khi gần chín, ngắt bỏ cuống, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô. Nếu bóc vỏ trước khi sấy sẽ được Chi tử nhân. Có trồng làm cảnh ở An Giang.

Tính chất và tác dụng: Trong quả có một glycozit màu vàng là gardenin. Còn có tanin, tinh dầu và chất pectin. Trong lá có 10-20% mannit. Gardenin có tác dụng ức chế đối với sắc tố mật trong máu, làm cho nó giảm xuống, nên được dùng để trị bệnh hoàng đản. nước sắc dành dành cũng có tác dụng kháng sinh đối với một số vi trùng.

Dành dành (Chi tử) có vi dắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ huyết, mát huyết, tiêu viêm. 

Công dụng: Thường dùng trị

1. Viêm gan nhiễm trùng vàng da ;

2. Ngoại cảm phát sốt, mất ngủ ;

3. Viêm kết mạc mắt, loét miệng, đau răng ;

4. Chảy máu cam, thổ huyết, đái ra máu. Cũng dùng chữa tiều tiện ít và khó đi, viêm thận, phù thũng.

Cách dùng: Dùng quả 6-12g, rễ 20-40g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, nghiền quả ra và thêm nước hoặc rượu để đắp trị đinh nhọt, 1 lở loét và bong gân. Lá cũng có thể dùng tươi giă đắp đau mắt đỏ.

Đơn thuốc:

- Viêm gan nhiễm trùng vàng da, dùng Chi tử 9g, Nhân trần 18g, Đại hoàng 6g sắc uống.

- Viêm kết mạc mắt, mắt đò sưng đau, dùng Chi tử, Kim cúc mỗi vi 9g, Cam thảo 3g, sắc uống.

- Thổ huyết, chảy máu cam, đái ra máu, dùng Chi tử, lá Trắc bá mỗi vi 9g, Sinh đia, rễ cỏ tranh mỗi vị 15g, sắc nước uống.

Chú ý: Người suy nhược, tỳ vị hư hàn, ăn chậm tiêu, ỉa chảy, không nên dùng.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Khuyển khích trồng vừa tạo cảnh, vừa dùng làm thuốc.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.182.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
13
Hôm nay:
463
Tuần này:
1904
Tháng này:
13622
Năm 2024:
40526

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10