Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cúc Vàng

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L

Tên đồng nghĩa: Kim cúc, Hoàng cúc, Dã cúc, Cam cúc, Cúc vàng nhỏ, Khổ ý, Bioóc kim (Tày), Dã cúc hoa

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Lớp: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)

Bộ: Cúc (tên khoa học là Asterales)

Họ: Cúc (tên khoa học là Asteraceae)

Chi: Chrysanthemum (tên khoa học là Chrysanthemum)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Công dụng: Huyết áp, trợ tim

Đặc điểm nhận dạng:

Phân Lớp Cúc (Asteridae)

Tên khác Kim cúc, Hoàng cúc, Dã cúc, Cam cúc, Cúc vàng nhỏ, Khổ ý, Bioóc kim (Tày), Dã cúc hoa

Tên đồng nghĩa C. procumbens Lour., C. sabinii Lindl., Matricaria indica (L.) Desr., Pyrethrum indicum (L.) Cass., Tanacetum indicum (L.) Sch.-Bip. Dendranthema indicum (L.) Des Moul.

Tên nước ngoài Indian chrysanthemum (Anh), chrysanthème d’automne (Pháp)

Mô tả: Cúc hoa vàng là cây thảo sống hằng năm hay sống dai. Thân dứng, cao tới 1m phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, có thùy sâu, mép có nhiều răng, không cuống. Cụm hoa hỉnh đầu, ở nách lá hay ở đỉnh cành, đường kính 1-1,5cm, cuống dài 2-5cm. Lá bắc xếp 3-4 hàng. Các hoa vòng ngoài hình lưõi xếp 2 vòng ; các hoa ở trong hình ống, màu vàng. Quả bế, có mào lông. Mùa hoa quả tháng 10-12 cho đến tháng 5 năm sau.

Bộ phận dùng: Cụm hoa, cành lá và toàn cây.

Phân bố, sinh thái: Cây gốc ở miền Đông Á, thường được trồng làm cảnh lấy hoa ướp trà và làm thuốc. Có thể trồng dễ dàng bằng đoạn thân vào mùa xuân.

Lúc trời khô ráo, hái hoa đem xông lưu huỳnh kỹ, xong nén chặt độ 1 đêm, khi tháy nước chảy ra đen là dược, sau đó phơi nắng nhẹ (khoảng 3-4 nắng) hay sấy ở 40-50°C đến khô. Nếu trời râm thì đêm phải sấy lưu huỳnh. Bảo quản ở chỗ khô ráo.

Tính chất và tác dụng: Trong cúc hoa vàng, có các chất adenin, cholin, Stachydrin, Vitamin A và tinh dầu. sắc tố của hoa là chrysanthemin, khi thủy phân sẽ được glucoza và xyanidin.        

Cúc hoa có vi ngọt dắng, tính mát. Cành lá có vị đắng, cay, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, lọc máu, hạ huyết áp.

Công dụng: Thường dược chỉ định dùng trị

1. Phòng cảm lạnh, cúm, viêm não ;

2. Viêm mủ da, viêm vú ;

3. Hoa mắt, chống mặt, nhức dầu, huyết áp cao ;

4. Đau mắt dỏ, chảy nhiều nước mắt ;

5. Viêm gan, kiết lỵ.

Dùng ngoài trị đinh nhọt, rắn cắn, chấn thương bầm giập.

Cách dùng: Ngày dùng 8-12g hoa hoặc 15-30g cành lá sắc uống. Dùng ngoài giã tmrì đắp không kể liều lượng. Có thể hãm uống giải độc rượu.

Cúc hoa trắng cũng dùng như Cúc hoa vàng.

Đơn thuốc:

- Cảm mạo phong nhiệt : Cúc hoa 12g, Củ sắn dây 12g,Lá dâu tằm 12g, rễ Lau 12g, Bạc hà Sg, Cam thảo Sg, sắc uống, ngày 1 thang.

- Phòng cảm cúm : Cúc hoa (cành, lá), Diếp cá, Kim ngăn dây, mỗi vi 30g đun sôi với 500ml nước còn 200ml. Lọc lấy nước, uống mỗi lần 20ml,ngày 3 lần.

- Đinh nhọt: Cúc hoa, Hồ công anh, Tử hoa địa dinh 30g, Kim ngân 60g sắc uống.

- Các loại mụn nhọt, viêm tuyến vú, mụn nhọt sưng, nống đỏ đau chưa lên mủ : Cúc hoa (hoa, lá, cành) 20g (hoặc 60-80g tmri), Kim ngân (hoa hoặc dây) 12g, Bồ công anh 12g, Cam thảo 12g. Các thữ sắc kỹ, uống nóng, ngày 1 thang. Bên ngoài, dùng 1 nắm lá cúc hoa tưoi và 3 cây hành tiroi rửa sạch, giă nhỏ, thêm vài hạt muối đắp, ngày 1 lần.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này bắt đầu khang hiếm trên vùng núi. Cần bảo vệ.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.175.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1
Ảnh nhận dạng 2

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
19
Hôm nay:
371
Tuần này:
4067
Tháng này:
16419
Năm 2024:
60015

Tin tức trong tháng:7
Tin tức trong năm 2024:17