Bảo tồn thiên nhiên » Động vật » Chi tiết loài

Tên việt nam: Cốt Khí củ

Tên khoa học: Polygonum Cuspidatum Sieh. Znce

Tên đồng nghĩa: Cù Điền Thất

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Bộ: Cẩm Chướng (tên khoa học là Caryophyllales)

Họ: Rau răm (tên khoa học là Polygonaceae)

Chi: Fallopia (tên khoa học là Fallopia)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp (EN)

Công dụng: Thấp khớp, đau nhức khớp, tê thấp

Đặc điểm nhận dạng:

Loài F. Japonica

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 1-1,5m. Rễ phình thành củ cứng màu vàng nâu. Thân có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le, có bẹ chìa ngắn. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá. Quả khô có 3 cạnh.

Hoa tháng 6-7, quả tháng 9-10.

Bộ phận dùng: Rễ

Phân bố, sinh thái: Cây của vùng Đông Á ôn đới, mọc hoang ở vùng đồi núi và thường được trồng ở nhiều nơi để lấy củ làm thuốc. Thu hái rễ củ quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu đông, rửa sạch, thái phiến, dùng tươi hay phơi khô trong râm. Có trên núi Cấm.

Tính chắt và tác dụng: Trong củ có Polygonin (emodin-3, glycozit), emođin-mono-methylether, isoquercitrin, reymoutrin. Cốt khí củ có vị đắng và chua, tính mát, có tác dụng khu phong, hoạt huyết, tiêu viêm, kháng sinh, chống virut, lợi tiểu, lợi sữa, chống ho, tiêu đờm.

Công dụng : Thường dùng tri

1. Phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, ngã ứ huyết ;

2. Vỉêm gan cấp, viêm ruột, lỵ ;

3. Viêm amydan, viêm hầu ;

4. Viêm khí quản, vỉâm phối nhẹ ;

5. Viêm ruột cấp, nhiễm trùng đường niệu ;

6. Kinh nguyệt khó khăn, vô kỉnh, huyết hôi không ra (đẻ xong ứ huyết);

7. Táo bón.

Dùng 10-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị rắn cấn, vết đứt và bỏng, đốn ngã tồn thương, đinh nhọt, viêm mủ da, viêm âm dạo ; thường dùng thuốc bột đắp ngoài.

Đơn thuốc

- Phong thấp, viêm khớp, dầu gối và mu bàn chân sưng dỏ đau nhức : Củ cốt khí, Gối bạc, lá Bìm bìm, Mộc thông, mỗi vị 15-20g sắc uống.

- Viêm gan cáp tính, sưng gan : cốt khí củ, Lá móng, Chút chít, mỗi vị 15-20g sắc uóng. Hoặc dùng cốt khí vói Nhân trần, mỗi vị 30g, Bắc uống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này bắt đầu khang hiếm trên vùng núi. Khuyến khích trồng và cấm khai thasc trong thiên nhiên.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.1160.

Ảnh nhận dạng

Ảnh nhận dạng 1

Tra cứu Động vật - Thực vật

Ứng dụng cung cấp thông tin chi tiết từng loài về dược liệu, động vật, thực vật, cổ thụ.

.:: Tổng số truy cập ::.



Đang truy cập:
17
Hôm nay:
736
Tuần này:
2929
Tháng này:
14647
Năm 2024:
41551

Tin tức trong tháng:5
Tin tức trong năm 2024:10